1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Đi bộ thấy 3 dấu hiệu này cần đến bệnh viện thăm khám ngay

Minh Nhật

(Dân trí) - Từ 30 đến 70 tuổi, cơ thể chúng ta mất khoảng 30 đến 40% khối lượng cơ bắp. Việc tập luyện thể dục thể thao thường xuyên sẽ làm chậm lại những thay đổi này khoảng 20 năm.

Đối với những người trung niên và cao tuổi, do các chức năng sinh lý, khả năng miễn dịch suy giảm nên dễ bị các loại bệnh tật xâm nhập.

Trên thực tế lâm sàng, nhiều bệnh giai đoạn đầu không có triệu chứng rõ ràng, khó phát hiện, một khi bệnh chuyển biến nặng sẽ gây nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe.

Vì vậy, người trung niên và người cao tuổi cần quan tâm hơn đến sức khỏe của bản thân. Khi có bất thường trên cơ thể nên chú ý đi khám bệnh sớm để kịp thời phát hiện căn nguyên và điều trị.

Một số tín hiệu cảnh báo vấn đề bên trong cơ thể của người ở độ tuổi trung niên trở lên có thể được phát hiện ngay trong khi đi bộ:

Đi bộ thấy 3 dấu hiệu này cần đến bệnh viện thăm khám ngay - 1

Nhiều người trung niên và cao tuổi khi đi bộ có triệu chứng chóng mặt, đi đứng không vững, thậm chí có thể bị ngã. Tình trạng này có thể liên quan đến lượng máu cung cấp lên não không đủ gây ảnh hưởng đến vận động, chức năng thần kinh.

Nếu không chú ý và để bệnh phát triển có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như nghẽn mạch máu não, nhồi máu cơ tim ở giai đoạn sau, do đó cần phải hết sức lưu ý.

Đi bộ thấy 3 dấu hiệu này cần đến bệnh viện thăm khám ngay - 2

Thông thường, nếu tốc độ đi bộ nhanh có thể dẫn đến tăng gánh nặng cho tim, phổi, lúc này sẽ gây tình trạng khó thở. Tuy nhiên, sau khi nghỉ ngơi một chút thì có thể trở lại bình thường.

Tuy nhiên, nếu có các triệu chứng trên ngay cả khi đi lại với tốc độ bình thường, thậm chí kèm theo các triệu chứng như tức ngực, tim đập nhanh, khó thở, hồi hộp, đánh trống ngực, thì cần phải cẩn thận với bệnh tim: bệnh mạch vành, viêm cơ tim và các bệnh khác.

Do đó, nếu gặp tình trạng này khi đi bộ, người trung niên, người cao tuổi cần đến bệnh viện thăm khám kịp thời.

Đi bộ thấy 3 dấu hiệu này cần đến bệnh viện thăm khám ngay - 3

Những người trẻ tuổi nhìn chung không gặp vấn đề về khớp khi đi bộ. Tuy nhiên, đối với người bước sang tuổi trung niên thì lại khác. Theo đó, với sự gia tăng của tuổi tác, các bệnh thoái hóa khớp có thể xảy ra. Nếu ít vận động hoặc bổ sung không đủ canxi sẽ dễ gây loãng xương và ảnh hưởng đến chức năng của khớp.

Nếu thường xuyên xuất hiện các triệu chứng đau nhức khớp khi đi lại, thì bạn nên cảnh giác với các bệnh lý về xương khớp.

Các chuyên gia khuyến cáo, bệnh nhân nên đến bệnh viện thăm khám kịp thời, để phát hiện sớm các bệnh lý như gút, loãng xương, biến dạng khớp. Các bệnh lý này nếu không điều trị sớm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

Giá trị của vận động thể chất với người cao tuổi

Việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi phải do chính mình thực hiện dựa trên sự hiểu biết và tinh thần tự giác của bản thân. Theo các nhà nghiên cứu về lão khoa, tuổi già là kết quả tất yếu của một quá trình lão hóa bắt đầu diễn ra từ tuổi trung niên. Quá trình này diễn ra nhanh hay chậm tùy thuộc môi trường sống, làm việc và sự rèn luyện thân thể cũng như chế độ ăn uống và nếp sống của mỗi người.

Bí quyết bảo vệ sức khỏe, làm chậm quá trình lão hóa và kéo dài tuổi thọ chính là nếp sống lành mạnh, sinh hoạt điều độ, tập thể dục thường xuyên và ăn uống hợp lý, đủ dưỡng chất.

Từ 30 đến 70 tuổi, cơ thể chúng ta mất khoảng 30 đến 40% khối lượng cơ bắp. Trong giai đoạn này, hiệu quả cung cấp máu của tim cũng giảm không dưới 30%. Việc tập luyện thể dục thể thao thường xuyên sẽ làm chậm lại những thay đổi này khoảng 20 năm. Nhiều loại hình tập phù hợp với tuổi trung niên và tuổi già. Nếu sức khỏe cho phép thì nên đi bộ nhanh, chạy bước nhỏ, đạp xe đạp, ngồi thiền, yoga (tối thiểu 3 buổi trong một tuần, mỗi buổi 30 - 40 phút).