1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Dấu hiệu bé suy dinh dưỡng thời kỳ đầu

(Dân trí) - Ngày nay, cuộc sống của nhiều gia đình đã được nâng cao nhưng do rất nhiều nguyên nhân, những năm gần đây xuất hiện tình trạng bé bị suy dinh dưỡng. Nếu tình trạng này kéo dài, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé, là nguyên nhân của nhiều bệnh.

Trước khi xuất hiện tình trạng suy dinh dưỡng, trẻ có một số dấu hiệu của bệnh. Nếu phụ huynh kịp thời phát hiện và có biện pháp chữa trị thì sẽ trị được bệnh ngay trong thời kỳ đầu.

 

Những dấu hiệu trẻ bị suy dinh dưỡng thời kỳ đầu:

 

- Trẻ phản ứng chậm, mặt dại nhợt nhạt là biểu hiện cơ thể thiếu protein và sắt.

 

Giải pháp: Thường xuyên cho bé ăn đồ biển, thịt lạc, các sản phẩm từ sữa, tiết gà vịt, lòng đỏ trứng gà và những thực phẩm chứa protein cao.

 

- Bé bồn chồn lo lắng, nhút nhát lo sợ, khi ngủ hay giật mình khóc, viêm khóe miệng là biểu hiện cơ thể thiếu vitamin B.

 

Giải pháp: Bổ sung các thức ăn chế biến từ đậu, gan gà vịt, hạnh đào, rau xanh, bột yến mạch, khoai tây, những thực phẩm chứa vitamin B.

 

- Hành vi chênh lệch với tuổi, so với bé cùng lứa tuổi còn non là biểu hiện cơ thể thiếu axit amin.

 

Giải pháp: Tăng cường thực phẩm chứa protein trong thành phần ăn của trẻ như thịt lạc lợn, thịt bò, gà vịt, đậu, trứng, sữa.

 

- Nghiến răng vào ban đêm, rụng tóc sau gáy, dễ tỉnh ngủ, ra mồ hôi trộm là những dấu hiện thiếu sắt.

 

Giải pháp: Cho bé ăn rau xanh, sản phẩm từ sữa, ruốc cá, tôm…

 

- Trẻ thích ăn giấy, đất, bùn và những thứ kỳ dị khác được gọi là hiện tượng “pica”. Nhiều hoặc thiếu sắt, kẽm, mangan...và các chất liên quan đến nguyên tố vi lượng.

 

Giải pháp: Cho bé ăn những thực phẩm có chứa hàm lượng kẽm và mangan cao như: rong biển, lạc, mộc nhĩ, nấm, hay thịt gia cầm và đồ hải sản.

 

- Mặt bé xuất hiện “vẩy phấn”, do da khô có những vết ban màu nhạt biến đổi thành, thực tế đây là một loại bệnh về da gọi là “bệnh vẩy phấn đơn thuần”, do thiếu nguyên tố vi lượng, vitamin, là biểu hiện của suy dinh dưỡng thời kỳ đầu.

 

Giải pháp: Bổ sung rau xanh, các loại hạt, táo, quýt ngọt, kiwi, nho…cho bé

 

- Trẻ quá béo cũng là một loại suy dinh dưỡng, do thói quen ăn uống không tốt hay kén ăn, khiến quá trình hấp thụ “vi chất dinh dưỡng” (chủ yếu gồm vitamin B6, B12, niaxin, kẽm, sắt…) không đầy đủ.

 

Giải pháp:  Khắc phục thói quen kén ăn của bé, tăng cường hoạt động thể chất.

 

Chỉ tiêu suy dinh dưỡng:

 

- Mức độ suy dinh dưỡng I: Trọng lượng cơ thể giảm 15-25%, giảm độ dày của mỡ dưới da bụng giảm từ 0,4-0,8 cm, cơ bắp không săn chắc, sắc mặt bình thường hoặc hơi tái.

 

- Mức độ suy dinh dưỡng : Trọng lượng cơ thể giảm 26-40%, độ dày của mỡ dưới da bụng gần như biến mất <0,4cm, da đàn hồi kém, mặt nhợt nhạt, trầm cảm hay lo âu, không ăn.

 

- Mức độ suy dinh dưỡng : Trọng lượng cơ thể giảm >40%, cơ bắp lỏng rõ rệt, mỡ dưới da bụng biến mất, bắp thịt gầy teo đi, hay ủ rũ, phản ứng chậm chạp, hay cáu gắt, không ăn.

 

Hạnh Phúc

Theo Tân hoa xã