Đau dạ dày - vài lời khuyên bổ ích

Cuộc sống ngày càng bận rộn chiếm gần hết thời gian của bạn. Có những buổi bạn phải làm việc trong trạng thái bụng "cồn cào", đôi khi bạn đành phải nhịn đói cả buổi vì công việc, hay cũng có những buổi tiệc tiếp đãi khách hàng với rượu, bia... Tất cả những điều này đều có ảnh hưởng không tốt đến dạ dày.

Dạ dày là một trong những vị trí đầu tiên trong đường tiêu hóa xử lý thức ăn từ bữa ăn hàng ngày. Nhờ những co thắt sinh lý nhẹ nhàng và sự hòa trộn với dịch tiết trong dạ dày mà thức ăn được dễ dàng hấp thu ở ruột.

 

Khi bạn ăn uống không điều độ, lo âu, tress, hay dùng các thuốc kháng viêm, giảm đau (nhất là các thuốc trị đau khớp),... làm dạ dày tiết nhiều axít hơn. Khi đó chất nhầy ở vách dạ dày không còn đủ sức để bảo vệ dạ dày, chất ít dư thừa này sẽ "ăn mòn" dần vách dạ dày. Kết quả là bạn bị khó tiêu, đầy bụng, đau thượng vị,... thậm chí bị ổ loét ở dạ dày tá tràng.

 

Phòng bệnh và tránh các triệu chứng diễn biến xấu hơn

 

Trước hết hãy quan tâm đến bữa ăn, đừng để bụng quá đói hay quá no. Bữa ăn sáng rất quan trọng, nó sẽ giúp trung hòa a xít trong dạ dày vì axít đã được tiết ra nhiều khi bạn ngủ. Hơn nữa, ăn sáng còn giúp bạn có đủ năng lượng và dinh dưỡng cho một ngày mới.

 

Các loại gia vị chua, cay, ra, rượu, thuốc lá...cũng ảnh hưởng không nhỏ đến dạ dày của bạn, chúng cũng là thủ phạm gây nên các cơn đau dạ dày.

 

Nên hạn chế lo âu vì càng suy nghĩ, lo lắng sẽ khiến cho axít tiết nhiều hơn. Hãy thư giãn, có lối sống lành mạnh và có giấc ngủ tốt, điều này không chỉ giúp cho dạ dày mà còn giúp cho bạn có dược sức khoẻ cường tráng.

 

Nên dùng thuốc nào khi bị đau dạ dày?

 

Khi có các triệu chứng khó chịu như khó tiêu, đầy bụng, đau quặn bụng vùng trên rốn (đau thượng vị), bạn có thể dùng vài loại thuốc phổ biến để trung hoà axít như Gastropuigite - thuốc dưới dạng gói bột pha nước uống.

 

Khi có các cơn co thắt ở vùng thượng vị, bạn có thể dùng thêm thuốc Spasfon để làm cơn đau nhanh chóng. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hay nhà thuốc về liều đùng và các chú ý khác khi dùng các thuốc này.

 

Khi dùng thuốc khoảng 10-14 ngày mà các triệu chứng vẫn còn dai dẳng, bạn hãy đến bệnh viện để bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn với các kỹ thuật nội soi và có hướng điều trị thích hợp nhất cho bạn. Phòng bệnh vẫn luôn là hướng tốt nhất, hãy sống điều độ và lành mạnh cho dạ dày của bạn.

 

  Theo Y Tế SP