1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Đài Loan: Một nửa số dân đã tiêu thụ các sản phẩm chứa dầu ăn “bẩn”

(Dân trí) - Qui mô của vụ bê bối dầu ăn bẩn của Đài Loan ngày càng lớn khi các cơ quan chức năng của Đài Loan không loại trừ khả năng nhiều công ty của Hồng Kông và Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng.

 

Một cơ sở cung cấp dầu bẩn bị đổ sơn đỏ

Nhà của Kuo Lieh-chen, chủ cơ sở sản xuất dầu ăn Chang Guann bị người dân giận dữ hắt sơn đỏ và ném trứng

 

Scandal dầu “rác thải” của Đài Loan vẫn tiếp tục tăng lên, với thêm 195 nhà sản xuất thực phẩm bị xác định là đã sử dụng dầu “bẩn” tái chế, ngoài con số 235 công ty đã được xác định trước đó.

 

Theo tính toán mới nhất, hôm thứ Bảy vừa qua Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Đài Loan cho biết có 933 nhà hàng, tiệm bánh và cơ sở thực phẩm, bao gồm 397 cơ sở ở thành phố Đài Bắc, đã sử dụng dầu bẩn do Chang Guann cung cấp.

 

Cơ quan này cũng không loại trừ khả năng Hồng Koong và Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng.

 

“Theo kết quả mới nhất của chúng tôi, cho đến nay đã phát hiện 40 trong số 235 công ty (được xác định trước đó) đã mua dầu “có vấn đề” và dùng nó để sản xuất hoặc chế biến 110 loại sản phẩm”, Yeh Ming-kung, Giám đốc FDA Đài Loan cho biết.

 

Một trong số này là công ty Gassho, đã mua 69 tấn dầu từ Chang Guann, nhà cung cấp mỡ và dầu ăn có trụ sở tại Kaohsiung, tâm điểm của vụ bê bối.

 

Chang Guann đã mua ít nhất là 240 tấn dầu bẩn – tái chế từ rác nhà bếp, phế phẩm từ các cơ sở chế biến da và lò giết mổ - từ một nhà máy “chui” ở Pingtung với giá thấp hơn giá thị trường.

 

“Chúng tôi không loại trừ khả năng chúng được bán ra ngoài Đài Loan, bao gồm Hồng Kông và Trung Quốc”, một quan chức cho biết.

 

Ít nhất 10 công thực thực phẩm Đài Loan có chi nhánh hoặc sản phẩm trên thị trường Trung Quốc.

 

Ngày hôm qua chính quyền Hồng Kông đã chỉ đích danh thêm một công ty bị nghi bán sản phẩm chứa dầu “bẩn”, đưa số công ty bị ảnh hưởng lên con số ít nhất là 3 công ty.

 

Một nhà phân phối dầu ăn danh tiếng là Shing Cheung bị nghi đã phân phối mỡ nhập từ Chang Guann. Hai công ty bị nêu tên trước đó là Dah Chong Hong và Maxim's cho biết dầu họ mua từ Chang Guann có chứng nhận kiểm dịch của cơ quan chức năng ĐàiLoan.

 

Tuy nhiên, cả hai công ty cho biết họ sẽ thu hồi các sản phẩm được làm từ dầu ăn của Chang Guann.

 

Chang Guann đã lên tiếng xin lỗi nhưng cho rằng họ không biết về những dầu ăn này là tái chế. Cho đến nay nhà chức trách đã bắt giữ 49 dầu tái chế nghi ngờ từ Chang Guann.

 

Bộ trưởng Y tế và Thực phẩm, TS Ko Wing-man cho biết việc điều tra sẽ rất khó khăn và tốn thời gian vì dầu “bẩn” đã được dùng trong rất nhiều sản phẩm được bán rộng rãi.

 

Vụ bê bối xuất hiện sau khi cảnh sát đột kích một cơ sở “chui” chế biến dầu tái chế ở thành phố Pingtung, miền Nam Đài Loan hôm thứ hai tuần trước. Tòa án quận ở đó đã phát lệnh bắt giữ chủ cơ sở là Kuo Lieh-cheng sau khi xác định người này có khả năng bỏ trốn.

 

Truyền hình đã chiếu cảnh nhà của Kuo ở thành phố Pingtung bị đám đông giận dữ ném trứng và sơn đỏ.

 

5 người khác có dính líu tới vụ việc cũng đã bị thẩm vấn và được thả sau khi nộp tiền bảo lãnh. Nếu bị kết án, các thủ phạm có thể phải đối mặt với khoản phạt lên tới 50 triệu NDT do vi phạm luật an toàn thực phẩm.

 

Các chuyên gia ước tính có ít nhất một nửa trong số 23 triệu dân Đài Loạn đã tiêu thụ những sản phẩm có chứa dầu bẩn, nhưng với lượng nhỏ thì có thể không gây đe dọa đến sức khỏe.

 

Wei Chuan Foods, đơn vị của Đài loạn thuộc tập đoàn Ting Hsin International Group, sở hữu nhãn hiệu mì ăn liền Master Kong, cho biết đã thu hồi 12 loại sản phẩm, bao gồm thịt xay, có thể đã sử dụng dầu tái chế.

 

Cẩm Tú

Theo SCMP

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm