Công dụng của trái nho

(Dân trí) - Rượu vang nho được biết đến với nhiều lợi ích cho sức khoẻ nhưng sử dụng trái nho tươi hàng ngày còn tốt hơn nhiều.

1. Giàu vitamin và chất khoáng

 

Trái nho chứa khoảng 65 - 85% nước, 10 - 33% đường (glucose và fructose), phlobaphene, axit galic, axit silicic, quercetine, anin, glucosides, mono delphinidin và delphinidin, axit hoa quả, axit phosphoric, salicilic, axit chanh, axit formic, axit oxalic, pectin, hợp chất tanin, muối kali, magiê, canxi, mangan, coban, sắt và vitamin B1, B2, B6, B12, A, C, P, PP, K, axit folic và các enzime.

 

Phần vỏ quả nho có hợp chất tanin và dầu cần thiết.

 

Trong hạt nho có hợp chất tanin, phlobaphene, lecithin, vani và dầu béo.

 

Lá nho có chứa đường, quercetine, carotin, inosite, hợp chất tanin, betain, axit tartaric, axit táo, axit ascorbic, axit protocatechine, kali, natri, sắt và silicon.

 

2. Điều trị bệnh hiệu quả

 

Nho dùng để điều trị các bệnh liên quan đến rối loạn trao đổi chất, rối loạn gan, thận và phổi cùng các bệnh liên quan đến tim mạch.

 

Nho giúp cải thiện quá trình trao đổi chất, lợi tiểu, chống viêm nhiễm và có tác dụng nhuận tràng.

 

Nho rất tốt với những người bị mệt mỏi hệ thần kinh, những bệnh nhân huyết áp cao, bệnh viêm phế quản và gout.

 

Ăn nho giúp cơ thể khoẻ mạnh, giúp nhanh phục hồi đối với những người bị thiếu máu kinh niên, viêm dạ dày và táo bón.

 

Nho nên có trong bữa ăn của những người mắc bệnh lao phổi giai đoạn đầu.

 

Uống nước ép trái nho tươi hàng ngày trong thời gian dài giúp giảm huyết áp cao rất hiệu quả

 

3. Một số cách dùng

 

Đun sôi hỗn hợp có tỉ lệ 1 phần lá nho và 10 phần nước trong 15 phút, để lạnh rồi gạn bỏ bã dùng để súc miệng nếu bị viêm họng.

 

Những người bị viêm họng, viêm loét vùng miệng, rối loạn bàng quang và bị bệnh trĩ nên ăn nho khô.

 

4. Lưu ý

 

Với những người bị béo phì, loét dạ dày, tiểu đường, bệnh viêm ruột kết, bệnh tiêu chảy và bệnh lỵ không nên dùng nho và nước ép nho.

 

Ăn nho với sữa, dưa chuột, cá,bia, nước khoáng hoặc với các bữa ăn nhiều chất béo sẽ gây khó chịu cho dạ dày.

 

Những người bị sâu răng không nên ăn nho, nếu ăn nên súc miệng thật sạch hoặc đánh răng sau mỗi lần ăn nho.

 

Quỳnh Liên

Theo ENA

Dòng sự kiện: Thuốc từ quả

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm