Con người có thể mất tối đa bao nhiêu máu và vẫn sống sót?

(Dân trí) - Khi trực tiếp nhìn thấy, thứ dịch cơ thể này có thể khiến nhiều người bị buồn nôn, hơi chóng mặt và đau đầu nhẹ. Tuy nhiên, dù bạn có cảm thấy khó chịu thế nào, chúng ta vẫn cần nó để có thể tồn tại. Thứ dịch đang được nhắc tới chính là “máu”.

Tầm quan trọng của máu với cơ thể

Máu chính là thứ chất lỏng quan trọng nhất trong cơ thể của chúng ta. Máu chảy liên tục xuyên suốt mọi ngóc ngách của cơ thể thông qua hệ tuần hoàn. Trong suốt hành trình của mình, máu sẽ dùng các hồng cầu để vận chuyển và cung cấp oxy; bạch cầu để bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây bệnh và tiểu cầu để kích hoạt quá trình đông máu, khi chẳng may chúng ta bị thương.

Con người có thể mất tối đa bao nhiêu máu và vẫn sống sót? - 1

Các thành phần của máu

Một người trung bình có khoảng 4,7 đến 5,5 lít máu chảy trong cơ thể. Trong suốt cuộc đời, con người mất rất nhiều máu, nguyên nhân có thể từ những vết cắt, vết trầy xước nhỏ và cả những chấn thương nghiêm trọng. Sự chảy máu xảy ra khi các mạch máu bị tổn thương và máu có thể thoát ra từ đó. Con người có thể bị chảy máu cả bên ngoài da hoặc thậm chí là từ những bộ phận bên trong cơ thể. May mắn là trong hầu hết các trường hợp, cơ thể của chúng ta có khả năng tự chữa và phục hồi đáng kinh ngạc.

Con người có thể mất tối đa bao nhiêu máu và vẫn sống sót? - 2

Trước tiên thông qua một quá trình gọi là đông máu, với nhân tố chủ yếu là các tiểu cầu như đã đề cập ở trên, máu ở vết thương từ dạng lỏng sẽ được kết lại với nhau và chuyển thành dạng gel để hình thành cục máu đông có tác dụng ngăn máu tiếp tục chảy ra bên ngoài, từ đó hạn chế mất máu và cho cơ thể thời gian để phục hồi . Khả năng này dễ dàng được nhận thấy khi chúng ta bị một vết cắt nhỏ ở ngoài da: Máu sẽ chỉ chảy ra một chút sau đó ngừng hẳn.

Con người có thể mất tối đa bao nhiêu máu và vẫn sống sót? - 3

Cách cục máu đông được hình thành

Tuy nhiên, sự đông máu không thể “cứu” bạn trong mọi trường hợp. Nếu vị trí bị thương nằm ở một mạch máu lớn, điển hình như tĩnh mạch cổ, bạn sẽ mất một lượng máu đáng kể chỉ trong thời gian ngắn và trong trường hợp xấu nhất, cái chết sẽ đến trước khi sự đông máu có thể phát huy tác dụng.

Vậy con người có thể mất bao nhiêu máu mà vẫn còn sống?

Mất máu ở người có thể được phân thành 4 cấp độ:

Con người có thể mất tối đa bao nhiêu máu và vẫn sống sót? - 4

Ở cấp độ mất máu này, bạn sẽ không cảm thấy quá nhiều dấu hiệu tiêu cực, ngoài một vài cơn đau đầu nhẹ. Mức độ mất máu này cũng gần tương đương với trường hợp chúng ta đi hiến máu, vốn thường chỉ cho đi khoảng 8-10% lượng màu trong cơ thể cho mỗi lần hiến. Do đó, tất cả những gì bạn cần để có thể phục hồi sức khỏe trong trường hợp này chỉ là ngồi nghỉ ngơi một lúc, ăn một ít bánh và uống nước ép hoa quả.

Con người có thể mất tối đa bao nhiêu máu và vẫn sống sót? - 5

 15-30% lượng máu trong cơ thể một người bình thường sẽ tương đương với 2 lít máu hoặc dễ hình dung hơn là nó có thể đổ đầy một chai nước ngọt cỡ lớn. Ở cấp độ này, những biểu hiện của sự thiếu máu sẽ rõ rệt hơn trước nhiều. Trước hết, bạn sẽ cảm thấy lạnh và mệt mỏi, tim đập rất nhanh để có thể duy trì sự sống.      

Con người có thể mất tối đa bao nhiêu máu và vẫn sống sót? - 6

Chỉ cần mất thêm một lượng máu nhỏ nữa so với cấp độ trên, tức là ở ngưỡng sát nút 40% lượng máu của cơ thể sẽ là lúc bạn thực sự cần phải truyền máu. Nếu không được tiếp máu trong trường hợp này, bạn có thể vẫn sẽ sống sót nhưng tim phải đập ở một tốc độ cực kỳ nhanh. Cùng với đó, các mạch máu cũng sẽ co lại, làm giảm tiết diện để giúp áp suất mà trái tim tạo ra đủ để bơm lượng máu ít ỏi còn lại đi khắp cơ thể.

Con người có thể mất tối đa bao nhiêu máu và vẫn sống sót? - 7

50% lượng máu của cơ thể sẽ tương đương với 2,75 lít máu. Với chỉ một nửa lượng máu còn sót lại, bạn sẽ bị rơi vào trạng thái hôn mê, trái tim sẽ ngừng đập và nó không còn có thể bơm máu đi nuôi các cơ quan khác. Tuy nhiên, nếu được cấp cứu khẩn cấp, bạn vẫn có cơ hội thoát khỏi lưỡi hái tử thần trong trường hợp này, dù là không cao. Đây cũng được coi là điểm cuối trong giới hạn chịu đựng của con người!

Minh Nhật

Tổng hợp