Coi chừng trẻ hóc dị vật ngày Tết
(Dân trí) - Ngày Tết, có rất nhiều loại hạt, từ hạt hướng dương, hạt dưa, hạt điều, đậu phộng… rất hấp dẫn trẻ. Nếu không để mắt, bé tự cho hạt bí, hạt dưa vào miệng có thể bị tụt xuống họng, gây hóc dị vật đường thở rất nguy hiểm.
Cấp cứu… vì hạt hướng dương
Khoa Nhi (BV Bạch Mai) từng tiếp nhận bệnh nhi 16 tháng tuổi (Đống Đa, Hà Nội) bị hóc hạt hướng dương trong tình trạng bị xẹp phổi, khiến bé tím tái, suy hô hấp.
Người nhà bệnh nhi này cho biết, nhặt được hạt dưa dưới sàn nhà, bé cho vào mồm, sau đó thì ho sặc sụa, tím tái. Dù được đưa đến viện ngay nhưng khi đến viện, bệnh nhi này đã ở tình trạng ngừng thở, phải mở nội khí quản cấp cứu.
Nguyên nhân được xác định, hạt hướng dương đã chui vào đường thở gây tắc thở. Sau đó, hạt này tiếp tục trôi xuống phổi, gây xẹp phổi bên trái. “Bị xẹp phổi vì dị vật là nguyên nhân khiến bé bị suy hô hấp nhanh chóng. Nếu không được cấp cứu kịp thời, bệnh nhân chắc chắn sẽ tử vong, chết não vì ngừng thở lâu”, BS Dũng nói.
Trong khi đó, trẻ em đang ở độ tuổi rất hiếu động, hay tò mò. Trước những loại hạt lạ mắt mà trẻ chưa từng được ăn, trẻ luôn tò mò nếm thử nên rất nguy hiểm. Vì vậy, ngày Tết, khi bày các loại hạt này ra đĩa, hãy luôn để mắt đến trẻ. Vì chỉ một sơ suất nhỏ, bé không may hóc sẽ rất nguy hiểm cho trẻ.
Cũng cần lưu ý, trẻ rất hay vừa ăn vừa chạy nhảy và rất dễ bị hóc. Vì thế, hãy tập cho trẻ thói quen khi ăn không cười đùa, chạy nhảy. Nhất là ở nhiều trẻ nhỏ lười ăn, bố mẹ hay pha trò cho trẻ ăn cũng rất dễ bị sặc bột, cháo rất nguy hiểm.
BS Hoàng Đình Ngọc, Phó Giám đốc BV Tai mũi họng Trung ương cho biết, ngoài các đồ ăn là các loại hạt, gia đình cũng phải chú ý đến các vật, đồ dùng trang trí cho trẻ.
Tại BV Tai mũi họng Trung ương từng tiếp nhận bệnh nhân bị hóc dị vật là đồ trang trí, trang sức. Trong khi đó, ngày Tết, người lớn bận rộn cơm nước, tiếp khách, nếu không để mắt tới trẻ, trẻ rất dễ cho những vật nhỏ vào miệng và gây hóc dị vật cho trẻ.
Cẩn trọng với dị vật bỏ quên
Hồng Hải