1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Chuyện lạ: Cặp sinh đôi được sinh cách nhau 11 tuần

(Dân trí) - Khi Lilliya Konovalova được chẩn đoán mang thai đôi, cô không thể ngờ được rằng mình sẽ phải sinh hai lần. Nhưng người phụ nữ 29 tuổi, sống ở phía Bắc Kazakhstan này đã phải vào bệnh viện để sinh nở hai lần – một lần vào tháng Năm để sinh cô con gái và một lần vào đầu tháng Tám này để sinh cậu con trai.

Chuyện lạ: Cặp sinh đôi được sinh cách nhau 11 tuần - 1
Một phụ nữ 29 tuổi đã sinh một cặp sinh đôi ra đời cách nhau gần 3 tháng

Konovalova trả lời Daily Mail rằng “Con trai của tôi không vội vàng muốn ra ngoài chào thế giới.”

Cặp song sinh được sinh cách nhau 11 tuần. Khoảng thời gian chào đời dài như vậy quả thật rất hiếm nhưng không phải là không có. (Kỷ lục thế giới ghi nhận trường hợp sinh đôi cách nhau 87 ngày vào năm 2012). Nhưng nó không chỉ đơn giản là hai đứa trẻ sinh đôi được sinh ra vào những ngày khác nhau mà nó chứng minh một thực tế là hai đứa trẻ này được thụ thai ở hai tử cung khác nhau.

Nguyên nhân là do Konovalova mắc chứng tử cung kép, tức là cô ấy có đến hai tử cung.

Chứng tử cung kép thật ra lại rất phổ biến – cứ 2,000 phụ nữ lại có một người mắc chứng này. Chứng này xuất hiện và phát triển từ giai đoạn phôi thai, khi hai ống của thai nhi nữ, phát triển tách ra thành hai tử cung riêng biệt. Tuy nhiên, theo American Science, tỷ lệ mang thai với mỗi em bé phát triển ở một tử cung riêng như Konovalova là rất nhỏ, chỉ là 1 trong 50 triệu mà thôi. (Đối với phụ nữ mắc chứng tử cung kép, tỷ lệ mang thai đôi là 1:25.000)

Những trường hợp mang thai tương tự cũng đã được ghi nhận. Vào năm 2009, một người phụ nữ ở Michigan mắc chứng tử cung kép đã sinh hai bé gái, cũng là mỗi bé ở một tử cung. Vào năm 2014, một người phụ nữ ở Anh mắc chứng tử cung kép tương tự cũng sinh được ba em bé, hai em ở một tử cung và một em ở tử cung còn lại.

Nhưng chưa có trường hợp nào trong số những trường hợp mắc chứng tử cung kép được ghi nhận xảy ra việc hai em bé sinh ra tại hai thời điểm khác nhau. Điều này có nghĩa là trường hợp mang thai của Konovalova là hiếm nhất trong các trường hợp hiếm.

Đôi khi, sau khi sinh em bé đầu tiên, phụ nữ sẽ giảm dần các cơn co thắt. Theo Washington Post, trong một số trường hợp thai nhi đầu tiên đẻ non, các bác sĩ sẽ giữ cho em bé thứ hai ở trong bụng mẹ cho đến gần kỳ hạn sinh. Đó chính xác là những gì đã xảy ra với Konovalova. Khi con gái Liya được sinh ra, Konovalova mới chỉ mang thai được 25 tuần – gần như chưa vượt qua được ngưỡng có thể giúp em bé sống sót ngoài bụng mẹ. Tại thời điểm lúc con trai Maxim chào đời, cậu bé đã có nhiều thời gian phát triển ở trong bụng mẹ hơn.

Konovalova và hai em bé đều đang rất khỏe mạnh và sẵn sàng rời bệnh viện để trở về với gia đình.

Hoài Anh

Theo Live Science