Chuyên gia tư vấn giải pháp hiệu quả giúp vượt áp lực mùa thi
(Dân trí) - Gần 30 câu hỏi liên quan đến sức khoẻ mùa thi đang được GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông và PGS.TS.BS Chu Quốc Trường tích cực giải đáp tại chương trình trực tuyến Tư vấn Sức khỏe mùa thi: Não khỏe vượt vũ môn.
Kính mời bạn đọc theo dõi buổi Tư vấn trực tuyến và đặt câu hỏi TẠI ĐÂY
Cái nóng của những ngày tháng 5 đang ngày một tăng lên cùng với không khí của kì thi THPT quốc gia và kì thi vào cấp 3 đang dần nóng lên, trong đó các sĩ tử đặc biệt phải chịu rất nhiều áp lực. Áp lực thi cử, áp lực từ việc phải đỗ vào trường đại học mình mong muốn, áp lực trước những kì vọng của gia đình và thầy cô khiến các em luôn trong tình trạng căng cứng như sợi dây đàn. Theo thống kê, 85% các sĩ tử trong giai đoạn ôn thi rơi vào tình trạng căng thẳng thần kinh. Những áp lực tinh thần cộng với việc nhồi nhét quá nhiều kiến thức trong một thời gian ngắn khiến các em rơi vào tình trạng thường xuyên “nhớ nhớ quên quên”.
Điển hình của việc này là có em ngồi lì cả ngày ở trong phòng ôm quyển sách nhưng không được chữ nào vào đầu, học trước quên sau. Và khi rơi vào tình trạng như thế này nhiều em học sinh càng thêm hoảng loạn tinh thần vì kiến thức phải học còn nhiều mà đầu óc lại nhớ chẳng bao nhiêu.
Lý giải cho điều trên cũng thật dễ hiểu bởi não bộ đâu phải là một chiếc thùng không đáy. Não cần phải tiếp nhận, phân loại và xử lý thông tin một cách có hệ thống. Một lượng thông tin ào ạt, tới tấp sẽ khiến não bộ bị quá tải và kém minh mẫn do các trung khu vỏ não bị suy giảm chức năng tập trung. Thêm vào đó thói quen thức đêm, thiếu ngủ, thậm chí thức trắng đêm ngày ngủ bù trong quá trình ôn thi cũng khiến cơ thể và não bộ mệt mỏi nên “từ chối” dung nạp kiến thức. Kết quả của cả một quá trình dài ôn thi nói trên khiến các sĩ tử lúc nào cũng trong tình trạng đau đầu, mệt mỏi, kém tập trung, hay quên và thiếu ngủ hoặc ngủ không sâu giấc
Giống như trong một trận đá bóng mà các cầu thủ cần phải bền bỉ và dai sức đến tận phút thứ 90 để dành chiến thắng, để thắng cuộc trong những cuộc thi của mình, các sĩ tử cần giữ được cơ thể khỏe mạnh và não bộ minh mẫn cho đến những giây phút bước vào phòng thi và làm bài thi.
Vậy làm thế nào để có một não bộ minh mẫn và một cơ thể khỏe mạnh? Làm thế nào để không rơi vào tình trạng “nhớ nhớ quên quên”, học rất nhiều mà nhớ chẳng bao nhiêu? Để cải thiện tình trạng trên cũng như có được tình trạng sức khỏe và não bộ minh mẫn, các chuyên gia đưa ra lời khuyên với các sĩ tử nên có chế độ dinh dưỡng phù hợp, không nên thức trắng đêm học thi, cần nghỉ ngơi hợp lý giữa các giờ học thi căng thẳng.
Những thắc mắc này sẽ được Thầy thuốc nhân dân, Giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Thông và Thầy thuốc nhân dân, Phó giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Chu Quốc Trường giải đáp tại chương trình trực tuyến Tư vấn Sức khỏe mùa thi: Não khỏe vượt vũ môn vào 14h ngày 13/05 trên Dân trí.
Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Thông (ảnh bên phải) hiện giữ chức Phó Chủ tịch Hội Thần kinh Việt nam.
Mối quan tâm về thần kinh - mạch máu được Giáo sư Nguyễn Văn Thông thể hiện qua 75 bài báo khoa học đăng tải tạp chí y học trong nước và quốc tế; 15 sách chuyên khảo, giáo trình giảng day đại học và sau đại học.... Với hơn 35 năm kinh nghiệm điều trị và vốn kiến thức chuyên sâu, Giáo sư Nguyễn Văn Thông hiện là cây bút lớn của nhiều tạp chí lớn như biên dịch viên Tạp chí Đột quỵ Quốc tế; thành viên ban cố vấn Tạp chí Thầy thuốc Việt Nam; ủy viên thường trực Hội đồng khoa học, Hội đồng biên tập Tạp chí Y Dược Lâm sàng, Viện Nghiên cứu Y Dược Lâm sàng 108.
Ông đã chủ trì 4 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ và cấp Viện; 2 dự án cấp Bộ Quốc phòng; đồng thời tham gia 2 đề tài cấp Nhà nước và cấp Bộ.
Nhờ các đóng góp lớn cho ngành y tế, Giáo sư Nguyễn Văn Thông được trao tặng Huân chương chiến sĩ vẻ vang hạng nhất; Huân chương chiến công hạng nhất vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc (năm 2005); Danh hiệu Thầy thuốc ưu tú (năm 2005); Bằng khen Thủ tướng (năm 2006); Bằng khen Bộ Quốc phòng (năm 2010) và Thầy thuốc nhân dân (năm 2013).
Phó giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Chu Quốc Trường (ảnh trái) hiện đang công tác tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec. Ông từng đảm nhiệm vị trí Giám đốc Bệnh viện Y học Cổ truyền trung ương. Ngoài ra, ông còn là ủy viên ban biên tập Tạp chí Y học Kết hợp Trung Quốc và Tạp chí Châm cứu Ba Lan.
Với hơn 40 năm kinh nghiệm , ông từng chủ nhiệm 23 đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp Nhà nước; 30 đề tài cấp bộ ngành; 43 bài báo trên các tạp chí trong và ngoài nước; 14 báo cáo khoa học về y học cổ truyền trình bày tại các hội nghị quốc tế... Với nhiều đóng góp, ông được phong tặng danh hiệu thầy thuốc nhân dân (2012), giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông (2011), danh hiệu “Trái tim vì sức khỏe người Việt” (2009), huân chương chiến công hạng nhất (1995)...
Do thời lượng chương trình có hạn, mọi câu hỏi của bạn đọc xin gửi về: tuvansuckhoe@traphaco.com.vn
Báo Dân trí