Chuyên gia tư vấn cách phòng ngừa nguy cơ đột quỵ khi trung tuổi
(Dân trí) - “Trước đây chúng ta quan niệm đột quỵ phải trên 60 tuổi, nhưng ngày nay, lứa tuổi tứ tuần gặp rất nhiều. Thậm chí 50% số bệnh nhân đột quỵ ở dưới 50 tuổi”. - TS BS Vũ Trí Thanh – Phó Trưởng Cơ Sở 2, Bệnh viện Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh chia sẻ.
Đột quỵ không đột ngột, luôn có dấu hiệu báo trước sớm
Đột quỵ có 20% là xảy ra đột ngột và có đến 80% là xuất hiện triệu chứng báo trước. Nhưng những dấu hiệu này thường ít được cộng đồng quan tâm. Người bệnh bị nghẽn mạch máu não lúc đến bệnh viện, khi bác sĩ hỏi bệnh sử thì 80% đều nói có xuất hiện các triệu chứng. Đó là dấu hiệu của cơn thiếu máu não thoáng qua.
Bạn đọc cần biết 3 dấu hiệu rất dễ nhớ cảnh báo sớm nguy cơ đột quỵ. Đó là:
- Mặt méo 1 bên, không phải nụ cười đẹp, duyên dáng như chúng ta thường thấy.
- Tay chân yếu, đưa lên mà rớt xuống. Chẳng hạn như đang cầm đũa, cầm chén, điện thoại… thì tự nhiên làm rơi xuống, không nhặt lên được.
- Nói khó, ú ớ, một số trường hợp ngất xỉu.
Xây xẩm, chóng mặt, tê yếu tay chân hoặc đi không vững, đột nhiên ngã, không thể đứng thẳng dậy... cũng là những triệu chứng bất thường cần chú ý. Các hiện tượng này có thể do nghẽn mạch máu, cắt đứt hoặc chặn lưu lượng máu đến não, gây ra cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA). Có khoảng 10% số người lên cơn đột quỵ thực sự trong vòng 48h sau khi bị TIA và rất nhiều người khác đột quỵ sau đó 3 tháng.
Đây đều là những triệu chứng rất dễ nhận biết mà không cần đến gặp bác sĩ. Có thể vài giây hay vài phút trước người bên cạnh chúng ta bình thường, khỏe mạnh mà tự nhiên gặp các dấu hiệu trên thì hãy chẩn đoán ngay là đột quỵ chứ không phải trúng gió như dân gian truyền miệng.
Có nên dừng các thuốc đang điều trị khi đột quỵ
Đối với người chưa từng bị đột quỵ hoặc có tiền sử mắc phải căn bệnh này thì mục tiêu hàng đầu là phòng ngừa.
Giả sử bệnh nhân đang uống thuốc huyết áp, nhưng huyết áp tăng cao 180, nhức đầu mà chúng ta cảnh báo ngưng thuốc thì điều đó không hợp lý.
Đối với việc sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe, chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng chung với toa thuốc chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, thực phẩm bảo vệ sức khỏe không thể thay thế thuốc điều trị. Cần phải kết hợp tốt mới đạt hiệu quả tốt nhất, chứ không phải dùng rồi ngó lơ chỉ định của bác sĩ.
Người Nhật nổi tiếng có cường độ làm việc cao nhất nhưng tỷ lệ đột quỵ thấp nhất - bí quyết của họ là gì?
Người Nhật có thói quen bảo vệ sức khỏe rất tốt như: tập thể dục, ăn uống cẩn thận, môi trường sạch sẽ…Ngoài yếu tố môi trường, lối sống, thực phẩm thì người Nhật sử dụng thực phẩm chức năng và tầm soát sớm khi có nguy cơ.
Theo các số liệu đã được thống kê, nước Nhật tầm soát đột quỵ và sức khỏe nhiều nhất so với các nước trên thế giới. Số lượng máy MRI 3 Tesla đứng đầu trong khu vực châu Á. Điều này cho thấy người Nhật rất quan tâm đến sức khỏe.
Đặc biệt, không thể thiếu việc sử dụng những thực phẩm bảo vệ cho sức khỏe tim mạch, huyết áp, phòng bệnh đột quỵ, nhất là những sản phẩm được khoa học chứng minh có tác dụng làm tan cục máu đông, ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông, giúp cho việc lưu thông máu lên não tốt hơn.
Chiết xuất lấy Enzym Nattokinase từ “món Natto” của người Nhật được sử dụng để dự phòng đột quỵ. Bất cứ sản phẩm nào chứa Nattokinase có dấu JNKA cũng được Hiệp Hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA) kiểm nghiệm chất lượng nghiêm ngặt.
TPBVSK viên nang "NattoEnzym - Hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ do cục máu đông - Nguyên liệu Nhật Bản", giúp cải thiện tình trạng xây xẩm, chóng mặt, tê yếu tay chân do thiếu máu não; giúp làm tan cục máu đông trong lòng mạch, giúp tăng tuần hoàn máu; hỗ trợ phòng ngừa bệnh lý liên quan đến cục máu đông do tắc nghẽn mạch máu.
Sản phẩm của: Công ty CP Dược Hậu Giang - Thành viên Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA).
Địa chỉ: 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, An Hòa, Ninh Kiều, Cần Thơ.
Điện thoại: (0292) 3891433 GPQC: 00589/2018/ATTP - XNQC
Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Trường Thịnh