1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Chưa xử lý được vấn đề lây nhiễm chéo, đừng bàn chuyện chữa ung thư

(Dân trí) - Tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện vào khoảng 5-10% ở các nước đã phát triển và lên đến 15-20% ở các nước đang phát triển. Tại Hoa Kỳ, hàng năm ước tính có 2 triệu bệnh nhân bị nhiễm khuẩn bệnh viện, làm 90,000 người tử vong và tiêu tốn thêm 4,5 tỉ đô la viện phí.

Riêng ở Việt Nam, lây nhiễm chéo rất khó kiểm soát do tình trạng quá tải ở các cơ sở y tế. Cảnh bệnh nhân phải nằm ghép 2-3 người/giường bệnh là tình trạng phổ biến tại nhiều bệnh viện, đặt ra vấn đề cấp thiết cần phải có quy trình kiểm soát lây nhiễm chéo một cách chặt chẽ.

Lây nhiễm chéo: thách thức lớn cho ngành y tế

Chỉ tính riêng nhiễm khuẩn huyết, mỗi năm có đến 30 triệu người lớn, 3 triệu trẻ sơ sinh và 1,2 triệu trẻ em bị nhiễm trên toàn cầu. Trong đó, có 6 triệu người lớn và 500.000 trẻ sơ sinh đã tử vong.

Chưa xử lý được vấn đề lây nhiễm chéo, đừng bàn chuyện chữa ung thư  - 1

 

(28.03) Angle 1 - IC_Dantri (AIH Final).docx.jpeg

Kiểm soát nhiễm khuẩn tại bệnh viện là thách thức lớn của ngành y tế trước tình trạng quá tải

Những con số đó cho thấy nhiễm lây nhiễm chéo là một trong những mối đe dọa hàng đầu, tác động trực tiếp đến sự an toàn của người bệnh. Nhiều người bệnh điều trị ung thư, phẫu thuật thành công nhưng sau đó lại bị nhiễm khuẩn các mầm bệnh tại chính cơ sở y tế khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng, kéo dài thời gian nằm viện và phát sinh chi phí điều trị, thậm chí có thể tử vong.

Chưa xử lý được vấn đề lây nhiễm chéo, đừng bàn chuyện chữa ung thư  - 2
Quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn cần được kiểm soát chặt chẽ tại các bệnh viện

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cứ 100 người nằm viện thì có 7 người mắc thêm bệnh nhiễm trùng mới. Các thống kê cũng chỉ ra có khoảng 50 loại nhiễm khuẩn khác nhau có thể xảy ra tại bệnh viện. Đặc biệt với các ca phẫu trị ung thư đường tiêu hoá, kiểm soát nhiễm khuẩn là yếu tố vô cùng quan trọng.

Một nghiên cứu tại bệnh viện Chợ Rẫy cho thấy nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) làm kéo dài thời gian nằm viện 15 ngày. Với viện phí trung bình mỗi ngày là 192,000 đồng, có thể ước tính chi phí phát sinh do NKBV là vào khoảng 2,880,000 đồng.

Một trong những nguyên nhân khác dẫn đến vấn đề lây nhiễm chéo trong bệnh viện còn nằm ở chất lượng vệ sinh. Theo WHO, chỉ một động tác rửa tay sạch đã làm giảm tới 35% khả năng lây truyền vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, làm tử vong hàng triệu người mỗi năm trên thế giới. Việc rửa tay cũng có thể làm giảm rủi ro nhiễm khuẩn tiêu chảy tới 47%, nhiễm khuẩn đường hô hấp từ 19% - 45%.

Một yếu tố khác vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng kiểm soát nhiễm khuẩn tại bệnh viện đó là điều kiện cơ sở hạ tầng. Nhiều bệnh viện đã xây dựng quá lâu, không đảm bảo đủ các yêu cầu về kiểm soát nhiễm khuẩn theo tiêu chuẩn quốc tế.

Phẫu trị ung thư, kiểm soát nhiễm khuẩn phải tuân thủ quy trình nghiêm ngặt

TS. BS. Đỗ Minh Hùng, trưởng khoa Ngoại tổng quát - Bệnh viện Quốc tế Mỹ AIH, Quận 2, TP.HCM cho biết, với các trường hợp mổ lớn, đặc biệt các ca phẫu thuật ung thư, thì yêu cầu kiểm soát nhiễm khuẩn bắt buộc phải đặt lên hàng đầu.

Chưa xử lý được vấn đề lây nhiễm chéo, đừng bàn chuyện chữa ung thư  - 3
Kiểm soát nhiễm khuẩn trong phẫu trị ung thư tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ AIH, Quận 2, TP.HCM vô cùng nghiêm ngặt, được thực hiện bởi chuyên gia y tế theo tiêu chuẩn Mỹ

“Đối với những ca đại phẫu thuật, thời gian nằm kéo dài có thể dẫn tới tình trạng viêm phổi hoặc nhiễm trùng, nên quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn rất cần phải chú trọng. Trung bình một ca mổ về ung thư khoảng 3 tiếng đồng hồ thì khả năng bị viêm phổi sẽ rất cao. Nếu môi trường vệ sinh không đảm bảo thì rất dễ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm nặng”, TS.BS Hùng nói.

Bởi vậy, tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ AIH, Quận 2, TP.HCM, quy trình IC (Infection Control) đặc biệt được quan tâm và đầu tư bài bản ngay từ đầu. Quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn này được AIH áp dụng cực kỳ nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn JCI của Mỹ. Việc kiểm soát vô trùng tuyệt đối thực hiện định kỳ hàng ngày, hàng tháng.

Hệ thống phòng mổ OR1 tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ AIH, Quận 2, TP.HCM được thiết kế theo mô hình đường đi một chiều, đường vào và đường ra phòng mổ tách biệt để góp phần đảm bảo công tác vô trùng, giảm thiểu tỷ lệ nhiễm trùng sau phẫu thuật.

Là phòng mổ áp lực dương, OR1 có hệ thống khí tươi được thiết kế và lắp đặt đúng tiêu chuẩn của các phòng mổ hiện đại nhất từ hãng KARL STORZ – nhà cung cấp thiết bị y tế hàng đầu thế giới, vì vậy phòng mổ vừa đảm bảo được nhu cầu thông khí vừa đảm bảo môi trường vô khuẩn. OR1 tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ AIH, Quận 2, TP.HCM được xem là một trong những phòng mổ hiện đại hàng đầu khu vực đáp ứng được những tiêu chuẩn kỹ thuật cao của thế giới.

Chưa xử lý được vấn đề lây nhiễm chéo, đừng bàn chuyện chữa ung thư  - 4
Đảm bảo kiểm soát nhiễm khuẩn trong ca mổ theo quy trình IC (Infection Control) tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ AIH, Quận 2, TP.HCM

Ngoài ra, bệnh viện thiết kế và trang bị cơ sở hạ tầng ngay từ ban đầu để đảm bảo kiểm soát một chiều với dụng cụ y tế. Đường đi của dụng cụ sạch và dụng cụ dơ hoàn toàn riêng biệt theo các thang máy riêng.

Không chỉ đầu tư cơ sở vật chất, Bệnh viện Quốc tế Mỹ AIH, Quận 2, TP.HCM tham gia nhiều hợp tác quốc tế, đặc biệt là Johns Hopkins International và Dignity Health International – các bệnh viện số 1 về chữa trị ung thư tại Mỹ. Với sự hợp tác này, các bác sĩ, y tá, nhân viên y tế tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ AIH, Quận 2, TP.HCM sẽ được tập huấn kỹ năng, chất lượng y tế đảm bảo tiêu chuẩn Mỹ.

Kiểm soát nhiễm khuẩn là yêu cầu đầu tiên và vô cùng quan trọng trong điều trị ung thư, bởi theo các chuyên gia thì "chưa xử lý được vấn đề lây nhiễm chéo, đừng bàn chuyện chữa ung thư”.

P.V