Chữa dạ dày: Nhận biết và cân bằng các yếu tố
Xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, hẹp môn vị, ung thư dạ dày… là những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng. Vì vậy, người bệnh cần được phát hiện bệnh sớm điều trị kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Biểu hiện của bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng
Loét dạ dày tá tràng là một bệnh mạn tính, thường hay gặp ở bờ cong nhỏ, hang vị, môn vị và hành tá tràng. Bệnh thường do nhiễm Helicabacter pylori (H.pylori), Herpes simplex virus, sử dụng các loại thuốc giảm đau nhóm NSAIDs, corticoids,do stress, bệnh mạn tính hoặc suy tạng như xơ gan, suy thận, …
Tuỳ vị trí ổ loét và hướng lan của tính chất, đau có thể khác nhau. Nhưng thường đau sau ăn trong khoảng vài chục phút đến vài giờ. Đau âm ỉ, kéo dài hoặc thành cơn nhưng có tính chu kỳ và thành từng đợt. Càng về sau bệnh càng mất tính chu kỳ, số đợt đau tăng dần và trở thành liên tục.
Khi mới chớm bị bệnh, người bệnh thường có cơn đau kéo dài từ 1 đến 2 tuần và các cơn đau thương tái đi tái lại. Khi bệnh đã trở nặng, người bệnh sẽ phải chịu đựng những cơn đau liên miên.
Bên cạnh đó, kém ăn cũng là một dấu hiệu thường gặp ở người bị loét dạ dày, tá tràng. Kém ăn là ăn không ngon miệng hoặc giảm khối lượng thức ăn vào cơ thể. Người bệnh có cảm giác tiêu hóa chậm vàthường bị trướng bụng, cảm giác nặng, đau thượng vị, rát bỏng vùng thượng vị sau khi ăn.
Ngoài ra, khi bị loét dạ dày, tá tràng, người bệnh sẽ thường xuyên bị ợ hơi, ợ chua. Nguyên nhân do chức năng của dạ dày bị suy giảm và rối loạn hoặc do thức ăn lưu lại trong dạ dày quá lâu bị lên men và sinh hơi.
Người bệnh có thể kèm theo buồn nôn và nôn. Khi bị nôn nhiều, bệnh nhân có thể bị rách thực quản, chảy máu, hạ huyết áp, trụy tim mạch… nếu không được điều trị kịp thời.
Cân bằng 2 yếu tố gây loét và bảo vệ
Theo phân tích của các bác sỹ chuyên khoa tiêu hóa, bản chất của viêm loét dạ dày là mất cân bằng giữa yếu tố gây loét (dịch vị, …) và yếu tố bảo vệ. Vì vậy, điều trị đau dạ dày cũng phải dựa trên nguyên tắc cân bằng hai yếu tố này.
Theo đó, trong các đợt viêm loét dạ dày tá tràng cấp tính, sử dụng antacid (trung hoà acid dịch vị), ức chế H2 (ức chế thụ thể H2 ở tế bào thành dạ dày, giảm tiết acid dịch vị), ức chế bơm proton,kháng H.P…. Tuy nhiên, để điều trị lâu dài và dứt điểm bệnh, người bệnh nên lựa chọn phương pháp an toàn hơn từ các bài thuốc Đông y để tránh mọi tác dụng không mong muốn gây hại cho cơ thể.
Một trong những loại thảo dược có tác dụng trị bệnh loét dạ dày tá tràng hiệu quả là lá khôi tía. Trong dân gian, lá khôi tía được sử dụng là thành phần chính trong nhiều bài thuốc chữa bệnh dạ dày rất hiệu quả. Ví dụ: Nhân dân vùng Lang Chánh, Ngọc Lạc thuộc tỉnh Thanh Hóa thường dùng lá khôi sắc uống để chữa đau bụng. Hội Đông Y Tam Đảo cũng kết hợp lá khôi cùng với lá bồ công anh và lá khô sâm để làm thuốc chữa đau dạ dày….
Trong Lá Khôi Tía có thành phần chính là Tanin, ngoài công dụng trung hòa và giảm tiết axit dịch vị, giúp liền sẹo, kích thích lên da non và làm lành dạ dày, tá tràng nhanh chóng.
Theo Đông y, khi kết hợp Lá Khôi Tía cùng các thảo dược quý khác sẽ tạo thành một bài thuốc hiệu quả đối với bệnh viêm dạ dày tá tràng cấp và mạn tính, giúp giảm nhanh các triệu chứng như đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, nóng rát, đau vùng thượng vị và giúp bổ tỳ vị, tăng cường chức năng hệ tiêu hoá.
Ngoài ra, người bệnh cần chú ý tránh bị căng thẳng hoặc thức khuya, không hút thuốc lá và sử dụng nhiều bia rượu, cần duy trì một chế độ ăn uống khoa học và hợp lý để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.
Thực phẩm chức năng DẠ DÀY NAM DƯỢC khai thác công dụng của các loại thảo dược quý, những cây thuốc được sử dụng lâu đời trong điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng cấp và mạn tính. Sản xuất tại nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP- WHO (Thực hành tốt sản xuất thuốc theo Tổ chức Y tế thế giới) của công ty Nam Dược. CÔNG DỤNG: - Hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng cấp và mạn tính - Giúp giảm triệu chứng đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, nóng rát, đau vùng thượng vị. ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG: - Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng, có hội chứng kích thích dạ dày. - Người bị đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, nóng rát vùng thượng vị, ăn uống khó tiêu. CÁCH DÙNG: - Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 1 gói trước bữa ăn 1-2h hoặc khi đau. - Hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng: Đợt dùng tối thiểu 2 tuần. (*)Lưu ý: Không dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú. TỔNG ĐÀI TƯ VẤN BỆNH VIÊM LOÉT DẠ DÀY, TÁ TRÀNG: 1900.63.64.68 Website: www.tribenhtieuhoa.vn Giấy phép quảng cáo: 1541/2014/XNQC- ATTP ngày 10/9/2014. Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. |