Chữa các bệnh thông dụng với cây nhọ nồi

(Dân trí) - Cây nhọ nồi là một vị thuốc dễ kiếm mà dân gian thường dùng để cầm máu. Nhọ nồi mọc rất nhiều ở các bờ ruộng, bờ mương, vườn nhà, thế nhưng nó lại rất hữu ích trong nhiều trường hợp.

Dưới đây là một số bài thuốc cầm máu từ cây nhọ nồi:

 

Chữa khạc ra máu: Lấy 60g cây nhọ nồi, 40 g rễ cỏ tranh cộng với một ít thịt lợn nạc, cho vào nồi ninh nhừ lấy nước uống.

 

Chữa chảy máu cam: Cỏ nhọ nồi 20 g, hoa hoè sao đen 20 g, 16 g cam thảo đất, sắc lấy nước uống mỗi ngày một thang.

 

Chữa tiêu chảy ra máu: Đặt cây nhọ nồi lên một miếng ngói rồi sấy khô, sau đó cây nhọ nồi đã khô thành bột. Mỗi lần uống 6 g bột nhọ nồi với nước cháo.

 

Ngoài công dụng cầm máu, cây nhọ nồi còn được sử dụng như một vị thuốc hữu hiệu trong một số trường hợp sau:

 

Chữa viêm họng: 20 g nhọ nồi, 20 g bồ công anh, 12 g củ rẻ quạt, 16 g kim ngân hoa, 16 g cam thảo đấy, sắc lấy nước uống. Uống mỗi ngày một thang.

 

Chữa sốt cao: 20 g cây nhọ nồi, 20 g sài đấy, 20 g củ sắn dây, 16 g cây cối xay, 12 g ké đầu ngựa, 16 g cam thảo đất, sắc lấy nước uống mỗi ngày một thang.

 

Chữa mề đay: Lấy cây nhọ nồi, rau diếp cá, lá xương sông, lá huyết dụ, lá khế, lá dưa chuột, lá nhài, lá cải trời rồi giã nát, cho nước vào rồi vắt lấy nước uống. Bã còn lại dùng để xoa, đắp vào chỗ sưng.

 

Chữa mộng tinh: Cây nhọ nồi sấy khô, tán nhỏ, uống mỗi lần 8 g với nước cơm, hoặc dùng 30 g sắc lấy nước uống.

 

Chữa sốt xuất huyết nhẹ: Cỏ nhọ nồi, rau sam, sài đất, huyền sâm, mạch môn, ngưu tất, mỗi thứ 15 g sắc lấy nước uống ngày một thang.

 

Chữa sốt phát ban: Mỗi ngày sắc 60 g nhọ nồi rồi lấy nước uống. Ngày 1 thang, chia 2 - 4 lần trong ngày.

 

Tú Hải (tổng hợp)

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm