1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Chỉ kỷ luật thôi việc y tá “ăn bớt” vắc xin là chưa ổn!

(Dân trí) - Bên cạnh ý kiến của anh Dương Thái Lam cho rằng kỷ luật buộc thôi việc là quá nhẹ thì phần nhiều ý kiến bạn đọc cho rằng cần phải làm rõ trách nhiệm của các cá nhân liên quan vụ việc này.

Anh Dương Thái Lam tại thời điểm xảy ra sự việc

Anh Dương Thái Lam tại thời điểm xảy ra sự việc
  

Khi được phóng viên Dân trí thông báo về việc hôm nay sẽ có quyết định chính thức về hình thức kỷ luật đối với bà Hoa, mặc dù buộc thôi việc là hình thức kỷ luật cao nhất theo nghị định số 27/2012/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ đối với nhân viên, cán bộ, nhưng anh Dương Thái Lam, người trực tiếp phản ánh sự việc, cho rằng: Buộc thôi việc là hình thức kỷ luật quá nhẹ và chỉ mang tính cá nhân”.
 
Chia sẻ trên facebook, anh Lam cho rằng: "Y tá Hoa như vậy là sai phạm mang tính chất tái diễn và đặc biệt nghiêm trọng. Với mình, hình thức kỉ luật buộc thôi việc tại TTYT dự phòng Hà Nội thì vẫn có "điều kiện" để làm ở 1 cơ quan y tế khác. Hình thức đích đáng đối với y tá Hoa phải là rút chứng chỉ, bằng cấp hành nghề y "vĩnh viễn" chứ không lại tái diễn nữa thì "chết".
 
Cùng có ý kiến như anh Lam,

Ảnh chụp trên facebook của anh Lam lúc 10h ngày 15/5
 
Cùng có ý kiến như anh Lam, manh thuong (manhthuong4@yahoo.com) viết: “Cô Hoa chỉ là con tốt thí làm dịu dư luận đang rất nóng  trong nhưng ngày qua.Chắc chắn sai phạm này có hệ thống,thử hỏi trách nhiệm của người tổ trưởng ở đâu khi để nhân viên của mình làm sai quy trình ngay bên cạnh hàng ngày hàng giờ. 1 người bị thôi việc là chưa đủ.Tôi phản đối”.

 

Bạn đọc NDT (ndt@yahoo.com) viết: “Không thể giải quyết sự việc đơn giản như vậy được, nó liên quan đến sức khỏe của rất nhiều con người. Giải quyết như vậy không làm cho người dân chúng tôi hết bức xúc. Công an phải vào cuộc và điều tra xem bà Hoa đã tiêm như vậy cho bao nhiêu cháu và đường dây sai phạm này như thế nào vì không thể mình bà Hoa có thể tự làm được. Sự việc này là rất nghiêm trọng có thể khởi tố. Chúng tôi xin nhờ báo Dân trí tiếp tục đưa những yêu cầu của chúng tôi đến những cơ quan liên quan. Không thể để như vậy được”.  

 

Thậm chí, bạn đọc LeQuang (ledinhquang6@yahoo.com) còn khẳng định: “Y tá Hoa chỉ là 1 quân tốt mà thôi, việc làm này như tôi biết thì diễn ra từ lâu, 1 mình cô Hoa ko thể làm được việc này, mà quan trọng là có hệ thống, có sự chỉ đạo.  Thử nghĩ, 3 hộp thuốc tiêm được 5 người, kế toán thu tiền 5 người, sổ theo dõi ghi 5 người, riêng thuốc thì xuất 3 hộp. Như vậy dễ dàng nhận thấy đây là 1 hệ thống móc nối chứ không riêng mình cô Hoa”.

 

Và bạn đọc cũng đưa ra những đề xuất tiếp theo sau khi buộc bà Hoa phải thôi việc. “Theo tôi: 1. Phải yêu cầu cô Hoa chịu trách nhiệm và đền bù thiệt hại nếu các cháu bị thiệt hại. Các gia đình có thể viết đơn tố cáo hay khiếu kiện nếu thấy chưa thỏa đáng. Nếu có chứng cớ cô Hoa này có thể bị khởi tố hình sự. 2. Chắc chắn có người đầu sỏ đằng sau. Cô Hoa nên tố cáo, ko nên chịu tội 1 mình. 3. Lãnh đao đơn vị cô Hoa cũng phải bị kỷ luật, vì tội buông lỏng quản lý. Ông ăn tiền phụ cấp QL làm gì mà ko phát hiện, nay ông lại còn nhờ người dân phát hiện.... 4. Nếu ở nước ngoài ít nhất Giám đốc Sở Y tế phải từ chức vì quản lý không tốt” của bạn đọc bnk (i_d_kn@yahoo.com).

 

Tuy nhiên, cũng có những ý kiến cho rằng hình thức kỷ luật buộc thôi việc là nghiêm khắc và có tính răn đe:

 

“Một quyết định kỹ luật đúng đắn và kịp thời nhằm răn đe những cá nhân khác, người ta bỏ tiền ra mua thuốc và trả công cho lại còn bị ăn gian,chưa tính tới việc tiêm như vậy là không có tác dụng gì mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ em” của bạn đọc lamphuoc (thanh_dongthap@yahoo.com)

 

“Hy vọng sẽ không còn trường hợp tương tự xảy ra, Ra quyết định buộc thôi việc là một quyết định khó khăn. Chị Hoa chỉ là người trong nhiều người làm trong ngành y thiếu y đức. Hình thức kỷ luật mang tính răn đe cao...” của bạn đọc chungbv (vanchung87@gmail.com) 

 

Trần Phương

 

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm