Chăm sóc và điều trị nhiệt miệng tại nhà

Trường Thịnh

(Dân trí) - Nhiệt miệng là một trong những vấn đề sức khoẻ thường gặp. Bệnh có khuynh hướng tái phát thường xuyên, gây đau đớn, ảnh hưởng đến ăn uống và giao tiếp của người bệnh. Chăm sóc và điều trị đúng cách sẽ giúp nhanh chóng lành bệnh và giảm tái phát.

Những biểu hiện thường gặp

Nhiệt miệng là vết loét nông hình tròn hay bầu dục, có màu trắng hay vàng ở giữa và rìa màu đỏ bao quanh.

Khởi đầu từ tổn thương nhỏ có kích thước như đầu kim, vỡ ra tạo thành vết loét 2-3mm; vết loét lớn dần và đạt đường kính 3-8mm sau 4-5 ngày. Thông thường, nếu không bị nhiễm trùng, vết loét sẽ tự lành mà không để lại sẹo sau 10-14 ngày.

Nhiệt miệng thường ở mặt trong của niêm mạc môi, niêm mạc má, rìa và mặt dưới của lưỡi. Khi bị nhiệt miệng, người bệnh sẽ rất đau khi ăn uống và nói chuyện do vậy thường có cảm giác rất mệt mỏi, khó chịu và ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày.

Nguyên nhân gây nhiệt miệng

Nhiệt miệng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, tập trung chủ yếu ở trẻ em và độ tuổi dưới 30. Nguyên nhân gây nhiệt miệng có liên quan đến nhiều yếu tố như di truyền, căng thẳng, suy giảm miễn dịch, thay đổi nội tiết tố (kinh nguyệt, thai kỳ, tiền mãn kinh), dùng thuốc, nhiễm H.Pylori, vệ sinh răng miệng không đúng cách, thức ăn dễ kích ứng (nhiều gia vị, lên men).

Chăm sóc, điều trị tại nhà

Khi tình trạng nhiệt miệng không quá nghiêm trọng, người bệnh có thể áp dụng một số cách chữa trị nhiệt miệng tại nhà như:

- Dùng thuốc dạng gel thoa trực tiếp lên vết loét là lựa chọn đầu tiên trong điều trị nhiệt miệng. Thành phần chính của các thuốc dùng tại chổ này thường chứa chất kháng viêm (chiết xuất từ dịch hoa cúc) và giảm đau (lidocaine). Sử dụng gel trong điều trị nhiệt miệng giúp cải thiện nhanh các triệu chứng, rút ngắn thời gian hồi phục và hạn chế tái phát.

- Vệ sinh răng miệng đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế nhiễm trùng vết loét. Khi bị nhiệt miệng, có thể súc miệng bằng nước muối pha loãng, lưu ý sử dụng bàn chải mềm, đánh răng nhẹ nhàng, tránh sử dụng kem đánh răng có chứa sodium lauryl sulfate (SLS) và các loại nước súc miệng có chứa cồn.

- Dùng thức ăn mềm, lỏng, nguội; không dùng các món ăn kích ứng để tránh làm tổn thương trầm trọng hơn.

- Ngậm hoặc thoa mật ong và nước chiết xuất tự nhiên từ cà rốt, cam thảo, hoa cúc trắng…trực tiếp lên vết loét khá hữu hiệu. Trong đó, hoa cúc trắng được xem là một trong những thảo dược hiệu quả nhất trong việc giảm đau, kháng viêm và thúc đẩy quá trình lành các tổn thương niêm mạc trong khoang miệng.

Đến bác sĩ khi cần thiết:

Hãy khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ khi nhiệt miệng đi kèm với một trong các biểu hiện như sốt cao, lạnh run, hạch ở cổ hoặc các vị trí khác sưng to, có bóng nước hay vết loét ở những nơi khác trên cơ thể hoặc vết loét có bờ nham nhỡ, sần sùi, tồn tại kéo dài trên 14 ngày…

TS.BSCK2. Phạm Đình Nguyên

Tổng Thư ký Hội TMH Nhi TP.HCM

Chăm sóc và điều trị nhiệt miệng tại nhà - 1

STADA là hãng dược phẩm uy tín của Đức, có kinh nghiệm 125 năm toàn cầu và 20 năm đồng hành chăm sóc sức khỏe Việt.

STADA cung cấp các loại thuốc chất lượng Châu Âu với giá cả phải chăng và trở thành người bạn chăm sóc sức khỏe đáng tin cậy trong suốt 125 năm qua cho bệnh nhân tại 120 quốc gia trên toàn thế giới.

Ngoài các nhóm sản phẩm thuốc huyết áp, tim mạch, hô hấp, tiêu hoá, da liễu hiện có, STADA Việt Nam sẽ mang đến danh mục sản phẩm với công nghệ cao, chất lượng cao cho khách hàng, bệnh nhân và chuyên gia y tế tại Việt Nam.