Chăm sóc làn môi khô
(Dân trí) - Bạn chỉ quan tâm đến việc make-up làn môi chứ ít chú trọng đến việc chăm sóc môi? Nhưng môi cũng rất cần chăm sóc vì chúng rất dễ bị khô và nứt nẻ, đặc biết là lúc chuyển mùa như thời tiết hiện nay.
Một vài nguyên nhân dẫn đến môi bị khô
- Mất nước có thể là nguyên nhân gây ra môi khô. Uống quá nhiều cà phê và rượu khiến cơ thể mất nước và là triệu chứng đầu tiên dẫn đến môi khô
- Nhiệt độ quá nóng hoặc lạnh cũng dẫn đến môi bị nứt nẻ. Lớp bảo vệ môi ở bên ngoài rất mỏng và kém chịu được nhiệt vì vậy dễ dẫn đến nứt môi gây đau.
- Làm việc quá nhiều và stress có thể dẫn đến suy nhược cơ thể. Miễn dịch kém dẫn đến dễ bị viêm nhiễm khi môi bị nứt nẻ.
- Dị ứng và bị viêm tấy do son môi và thức ăn cũng là nguyên nhân khiến môi bị khô nứt. Hoặc cũng có thể liên quan đến bệnh eczêma (cần được thăm khám để bác sĩ chuẩn đoán chính xác nhất).
- Một số loại thuốc dẫn đến tình trạng mất nước trong cơ thể khiến làn môi bị khô.
Bạn có thể phòng tránh môi khô bằng cách
1. Bù đắp lượng nước đã mất cho cơ thể bằng việc uống nước hàng ngày. Mỗi ngày 8 cốc nước để thanh lọc cơ thể bạn nhé.
2. Sử dụng dầu thơm cho môi để dưỡng ẩm. Dầu thơm có chứa thành phần khử trùng rất tốt khi môi bị nứt.
3. Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C và vitamin B, E cũng các loại chất khoáng khác trong bữa ăn hàng ngày.
Ngoài ra bạn có thể sử dụng một số cách dưới đây để môi không bị khô nẻ và dưỡng ẩm cho làn môi:
1. Trộn 5ml Glyxerin với 5ml nước chanh lá cam và 5ml nước hoa hồng vào một cái lọ. Bôi hỗn hợp này lên môi hàng ngày vào buổi sáng và tối để dưỡng ẩm, tẩy trùng cho làn môi. Nước này có thể bị bay hơi vì vậy bạn cần cất trong tủ lạnh và chỉ sử dụng hỗn hợp trong khoảng 3 ngày thì lại làm một lọ nước mới.
2. Dùng chữa môi khô còn có thể trộn một lượng tương đương nhau hạt nhục đậu khấu với bột nghệ và bơ tươi rồi xoa lên môi. Nghệ sẽ là chất khử trùng tự nhiên kết hợp với bơ giữ cho môi không bị nứt nẻ.
3. Trong trường hợp môi bạn quá khô, mà chưa có thời gian làm hai cách trên thì có thể lấy khăn cotton nhúng vào nước nóng, sau đó vắt khăn và đặt nhè nhẹ khăn ấm lên môi. Sau 6 - 8 lần chườm nóng, môi sẽ đỡ bị khô hơn. Dùng một lượng tương đương glyxerin hoặc vazơlin trộn với mật ong, dùng gạc thấm nhẹ lên môi. Làm liên tiếp trong 10 ngày bạn sẽ thấy môi đỡ nứt nẻ.
4. Trong khi mua son môi, nhớ kiểm tra xem thành phần của son có bảo vệ và chống môi khô không. Có nhiều loại son có chứa thành phần giúp dưỡng ẩm và bảo vệ môi tránh bị viêm nhiễm và hãy chọn cho mình loại thích hợp nhất.
Minh Anh
Theo JB