1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Cắt khóe móng chân tại nhà, một phụ nữ bị hoại tử nhiễm trùng nặng bàn chân

Lấy khóe móng chân tưởng như rất đơn giản nhẹ nhàng, thế nhưng mới đây một phụ nữ ở TP. Hồ Chí Minh đã phải nhập viện vì chủ quan với một vết xước nhỏ khi tự lấy khóe móng chân.

Vết thương nhỏ không được xử trí kịp thời đã khiến bàn chân đỏ, xưng tấy nhiễm trùng giống như bị biến chứng của bệnh tiểu đường (bệnh nhân này không mắc bệnh tiểu đường).

Theo lời kể của bệnh nhân, trong lúc cắt móng chân thì chị bị một vết xước nhẹ, vài ngày sau vết xước sưng tấy  nhưng nghĩ là không ảnh hưởng gì nên cũng không can thiệp và để như vậy. Khi chân sưng tấy, mưng mủ không thể đi lại được và phải nhập viện thì đã bắt đầu nhiễm trùng.

Theo Bs. Nguyễn Xuân Anh, chuyên khoa chấn thương chỉnh hình và phẫu thuật bàn tay, vi phẫu tạo hình cho biết, môi trường da xung quanh bàn tay, bàn chân lúc nào cũng có sẵn các vi trùng thường trú và “đăng ký” tạm trú. Cấu trúc da, móng… của ngón tay, ngón chân rất hoàn hảo để chống lại vi khuẩn xâm nhập. Khi chúng ta làm đẹp cắt móng, hay có thói quen căn, rứt da bị xước vùng khóe móng sẽ gây vết trầy xước, chảy máu… đây chính là cửa ngõ được mở để mời các vi trùng thâm nhập.

Cắt khóe móng chân tại nhà, một phụ nữ bị hoại tử nhiễm trùng nặng bàn chân - 1

Bài chân bị nhiễm trùng vì thói quen lấy da thừa quanh móng chân và cắt khóe móng chân (ảnh BSCC)

Cùng với đó là sự chủ quan nghĩ vết thương nhỏ sẽ không ảnh hưởng gì nên không được quan tâm chăm sóc ngay từ đầu. Đến khi đi ra đường gặp bụi bẩn, nước mưa là môi trường thuận lợi để vi trùng gây bệnh phát triển. Giai đoạn này bắt đầu sưng, nóng đỏ da quanh vết thương xây xước, tiếp đến là xuất hiện mủ lan rộng ngón tay hoặc bàn tay bàn chân… dẫn đến nhiễm trùng huyết nặng toàn thân.

BS. Xuân Anh khuyến cáo, không cắt móng, cắt da quá sát gây tổn thương da. Dụng cụ cắt da phải sạch không nên dùng chung bộ cắt móng chung với nhiều người. Nên bỏ thói quen cắt rứt da bị bong tróc, nên dùng đồ cắt móng tay hoặc kéo tỉa da.

Nếu phát hiện có vết xây xát da thì phải chăm sóc vết thương hàng ngày: dùng nước sát khuẩn, dùng băng gạc vô trùng, giữ khô sạch vết thương đến khi lành. Thông thường vết xước  khoảng vài ba ngày sẽ lành.

Các bác sĩ chuyên khoa da liễu cũng cảnh báo, trong quá trình làm móng như cắt da và lấy khóe, nếu cắt quá ngắn sẽ gây ra tình trạng móng chọc thịt. Đây là hiện tượng cạnh bên bản móng chọc vào tổ chức phần mền ở cuốn móng bên, làm tổn thương tổ chức này gây nên đỏ, sưng và đau.

Khi bị viêm, người bệnh có biểu hiện sưng vùng móng, đau nhức các ngón tay, mất các nếp gấp của da trên móng. Trong đó, áp xe do tụ cầu với biểu hiện da quanh móng sưng, tấy đỏ, có mủ trắng, người bệnh bị sốt phải nhanh chóng được chẩn đoán. Trường hợp này cần can thiệp ngoại khoa, rạch mủ và uống kháng sinh, thậm chí cắt bỏ một phần móng. Ngoài ra người làm móng ở các sở không đảm bảo có thể bị viêm móng do virus herpes. Đây là loại virus rất dễ lây từ người này sang người khác, trong khi thợ làm móng ít khi từ chối khách hàng, kể cả người đang bị nhiễm trùng móng

Trường hợp bị nhiễm virus herpes khó chẩn đoán hơn song cũng cần phải vệ sinh tại chỗ, uống kháng sinh chống virus. Đặc biệt, chị em còn có thể viêm quanh móng do candida thể cấp (sưng tấy, có mủ) hoặc mãn tính (chỉ hơi sưng, thâm tím, có thể gây biến dạng móng).

Theo H.Nguyên

Sức khỏe & Đời sống