1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

“Cân đo, đong đếm” nội - ngoại khoa trong điều trị viêm xoang

Khi bị viêm xoang, nhiều người cho rằng: chỉ cần mổ (điều trị ngoại khoa) là sẽ chữa khỏi viêm xoang vĩnh viễn. Tuy nhiên, đây là một quan điểm hoàn toàn sai lầm bởi phẫu thuật xoang dù “cần thiết” trong 1 số trường hợp nhưng không phải vì thế mà để lại tác dụng mãi mãi.

Vậy thời điểm nào thì lựa chọn “điều trị nội khoa”, thời điểm nào nên cân nhắc “điều trị ngoại khoa”?

“Cân đo, đong đếm” nội - ngoại khoa trong điều trị viêm xoang - 1

Nội - ngoại khoa trên cùng một bàn cân

Theo thuật ngữ chuyên môn, “điều trị nội khoa” nghĩa là điều trị bằng thuốc (sử dụng thuốc để kích thích cơ thể chống lại bệnh tật). Còn “điều trị ngoại khoa” nghĩa là can thiệp bằng phẫu thuật (sử dụng dao kéo, kỹ thuật mổ xẻ để loại bỏ hoặc sửa chữa lại những cơ quan bị hư hỏng trong cơ thể, nhằm đưa cơ thể hoạt động trở lại bình thường hoặc gần như bình thường).

Vì vậy, việc chỉ định điều trị viêm xoang bằng “nội khoa” hay “ngoại khoa” cả Đông y và Tây y đều cho rằng: cần phải căn cứ vào nguyên nhân, mức độ và giai đoạn mắc bệnh mới có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Ở góc độ Tây y, các bác sỹ nhận định: Không phải bệnh nhân nào cũng được mổ xoang mà tất cả phải được chẩn đoán một cách chính xác. Nếu là viêm xoang cấp tính, không bao giờ phải mổ (trừ trường hợp điều trị nội khoa tích cực từ 14 - 21 ngày nhưng không ổn định kèm biến chứng ở ổ mắt).

Chỉ được phẫu thuật trong trường hợp viêm xoang mạn tính và bị tắc nghẽn những lỗ thông mũi xoang do thịt dư, hoặc quá nhỏ; do cấu trúc của xoang bất thường; mỏ móc trong xoang quá lớn, do vẹo vách ngăn, polyp mũi, nấm xoang,...

Ở góc độ Đông y, các chuyên gia cũng khuyến cáo: Ở giai đoạn đầu, bệnh nhẹ, bệnh nhân nên điều trị tích cực bằng nội khoa. Có thể sử dụng nội khoa y học cổ truyền đơn thuần (dùng các bài thuốc thảo dược như Tân Di Tán III (Cổ Tự Y Thư) , bài thuốc gia truyền của Lương y Trần Đồng…) hoặc kết hợp với nội khoa của Tây y, đồng thời thay đổi lối sống và nghỉ ngơi hợp lý để có thể mang lại kết quả khả quan.

“Ngoại khoa” không phải “chìa khóa vạn năng”

Nhiều người lầm tưởng sau phẫu thuật, viêm xoang sẽ khỏi hoàn toàn. Nhưng ngược lại, bệnh sẽ rất dễ tái phát, nhất là khi gặp các yếu tố thuận lợi.

Thực tế đã ghi nhận: Có đến 40% bệnh nhân bị tái phát sau mổ xoang; 50% bệnh nhân tái phát polyp (thời gian tái phát có thể sau vài năm hoặc nhiều năm); 70% bệnh nhân vẫn còn các triệu chứng chảy mũi, nhức đầu – là tiền đề cho viêm xoang tái phát.

Do đó, nếu chưa cần mà đã mổ xoang thì tác hại lớn nhất là phá vỡ hệ thống cấu trúc giải phẫu của hệ thống mũi xoang, tiếp đó là ảnh hưởng nặng nề đến chức năng sinh lý của mũi.

Mặt khác, sau mỗi lần mổ, cơ thể sẽ yếu dần do sức đề kháng giảm. Điều này giải thích tại sao dù đã phẫu thuật nhưng bệnh vẫn tái đi, tái lại và ngày càng khó điều trị.

Tóm lại, điều cơ bản nhất trong điều trị viêm xoang đặc biệt là viêm xoang mạn tính là “giữ được các hốc xoang thông thoáng” cũng như “khôi phục được chức năng cho niêm mạc xoang” và ngăn ngừa tái phát trở lại. Còn đối với bệnh nhân đã được phẫu thuật cần thường xuyên vệ sinh xoang mũi, giữ gìn và bồi bổ sức khỏe nhằm nâng cao sức đề kháng cho cơ thể và tăng cường hệ miễn dịch.

Vân Anh

 

 

Thuốc thảo dược Thông Xoang Tán Nam Dược sản phẩm duy nhất kết hợp hai bài thuốc cổ phương đặc trị viêm xoang Tân Di Tán III (Cổ Tự Y Thư) và bài thuốc gia truyền nổi tiếng trăm năm của Lương Y Trần Đồng

Chỉ định: Điều trị viêm xoang mạn tính, viêm mũi dị ứng có các triệu chứng: đau nhức, ê ẩm vùng đầu trán, sổ mũi, nghẹt mũi.

Chống chỉ định: Không dùng cho phụ nữ có thai.

 

“Cân đo, đong đếm” nội - ngoại khoa trong điều trị viêm xoang - 2

Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Tổng đài tư vấn bệnh xoang: 1900.63.64.68 - 043 995 3901

Website: www.thongxoangtan.vn

Số giấy tiếp nhận HSĐKQC của Cục QLD- Bộ Y tế: 0240/12/ QLD-TT.