Cần điều trị sớm khi bị lác mắt
Biết con bị lác từ lâu nhưng vợ chồng anh Hoàng, chị An (ở Hưng Hà, Thái Bình) cứ lần lữa trong việc đưa con đi khám, điều trị. Đến khi con vào lớp 1, thấy con nhìn kém, ảnh hưởng đến học tập, anh chị mới quyết định đưa con đi khám.
Cháu bé đã phải phẫu thuật, tuy nhiên bác sĩ cho biết, phẫu thuật là để đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ là chính, còn khả năng hồi phục thị lực là khó khăn.
Lời bàn: Theo TS.BS Vũ Bích Thủy, Bệnh viện Mắt T.Ư, khi bị lác, hai mắt sẽ nhìn theo hai hướng khác nhau và sẽ nhìn thành hai hình. Lúc đó, não sẽ xóa bỏ hình ảnh của mắt lác, ức chế không cho mắt này nhìn và gây ra nhược thị. Vì vậy, người bệnh sẽ mất khả năng nhìn bằng hai mắt, đồng thời không có được thị giác hai mắt. Khi phát hiện trẻ bị lác, cần đưa đi khám sớm để bác sĩ có cách điều trị phù hợp.
Nhiều trường hợp gia đình phát hiện trẻ bị lác thì cho rằng không cần điều trị, trẻ lớn lên sẽ tự khỏi hoặc lần lữa trong việc đưa trẻ đi khám, điều này là sai lầm. Việc điều trị muộn (khi trẻ đã 8 - 10 tuổi) khiến khả năng phục hồi thị lực không tốt, trẻ dễ bị nhược thị suốt đời. Ở nước ngoài, trẻ bị lác dưới 5 tuổi đã được tiến hành phẫu thuật, vì thế tạo cơ hội tốt để trẻ phục hồi thị lực.
Nhiều trường hợp gia đình phát hiện trẻ bị lác thì cho rằng không cần điều trị, trẻ lớn lên sẽ tự khỏi hoặc lần lữa trong việc đưa trẻ đi khám, điều này là sai lầm. Việc điều trị muộn (khi trẻ đã 8 - 10 tuổi) khiến khả năng phục hồi thị lực không tốt, trẻ dễ bị nhược thị suốt đời. Ở nước ngoài, trẻ bị lác dưới 5 tuổi đã được tiến hành phẫu thuật, vì thế tạo cơ hội tốt để trẻ phục hồi thị lực.
Theo H. Hương
Kiến thức