1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Cân bằng dinh dưỡng cho trẻ Việt

Dinh dưỡng quyết định tới 32% sự phát triển chiều cao và là yếu tố quan trọng để hình thành, phát triển não bộ của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, hiện nhiều trẻ đang có chế độ ăn thiên lệch, thậm chí nghèo dinh dưỡng khiến trẻ biếng ăn và thiếu các dưỡng chất cần thiết để tăng trưởng và phát triển toàn diện.

Những chế độ ăn chưa hợp lý

Theo khảo sát của Hội Dinh dưỡng Việt Nam năm 2013, có tới 70% bà mẹ Việt đang phạm sai lầm trong việc thực hành dinh dưỡng. Trong đó, lỗi thường gặp lớn nhất là cung cấp cho trẻ “chế độ ăn thiên lệch” (chỉ cho ăn một loại thực phẩm nhất định mà phụ huynh cho là tốt: Thịt, trứng, không ăn rau, thức ăn tanh…) và “bữa ăn chưa cân bằng” (thừa thịt, thiếu rau, dư thừa chất béo quá mức…).

Các chuyên gia nhận định: dinh dưỡng không thích hợp (cả thiếu và thừa) do chế độ ăn thiên lệch đều gây ra những ảnh hưởng nặng nề tới sự phát triển của trẻ. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến số lượng trẻ biếng ăn và thiếu vi chất ở nước ta vẫn ở mức cao.

Theo kết quả khảo sát tình trạng dinh dưỡng khu vực Đông Nam Á do Viện Dinh dưỡng thực hiện năm 2013, có đến hơn 50% trẻ thiếu hụt các vi chất quan trọng như Vitamin A, B1, C, D và Sắt trong khẩu phần ăn hàng ngày. Các khảo sát mới nhất cũng cho kết quả: vẫn có hơn 62% trẻ thiếu Selen, gần 87% thiếu Kẽm, gần 52% trẻ thiếu Mangan.

Không những thế, báo cáo về tình hình dinh dưỡng trẻ em đô thị Việt Nam của Viện nghiên cứu Y- Xã hội ngày 25/9/2013 còn cho thấy: tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ dưới 5 tuổi vẫn ở mốc 16%, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi là 26,7% và tỷ lệ thừa cân, béo phì là 4%. Trong khi đó, sự tăng trưởng về chiều cao gần như là không đáng kể (cứ 10 năm chiều cao trung bình của người Việt mới chỉ tăng thêm 1cm).

Đa dạng bữa ăn vừa giúp trẻ đủ dưỡng chất lại rất hứng thú với chuyện ăn uống
Đa dạng bữa ăn vừa giúp trẻ đủ dưỡng chất lại rất hứng thú với chuyện ăn uống

“Chế độ ăn cân bằng” mới giúp trẻ tăng trưởng tối đa

Nhiều người cho rằng trẻ thấp bé, nhẹ cân là do gen di truyền. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng bởi thực tế rất nhiều trẻ em mặc dù có cha mẹ là người Việt nhưng sinh sống tại các nước phát triển: Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp…, khi trưởng thành đều đạt chiều cao tương đương với người ở nước sở tại.

Điều này chứng tỏ rằng: chế độ dinh dưỡng có tác động mạnh mẽ đến sự tăng trưởng của trẻ.

Do đó, để tránh tình trạng này, phụ huynh hãy tập cho trẻ, nhất là trẻ từ 1 - 3 tuổi thói quen ăn uống khoa học, cân đối giữa 04 nhóm thực phẩm chính theo tỷ lệ khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng Quốc gia là: chất đạm 12-15%, chất béo 25-40%, chất bột đường 50-60% và vitamin - khoáng chất 10 – 12%.

Ví dụ, một ngày trẻ từ 1- 3 tuổi cần ăn 150g -200g gạo; 120-150g thịt hoặc 150-200g cá, tôm hoặc 300g đậu phụ. Nếu cho trẻ ăn trứng thì cần cân đối các loại thực phẩm khác (vì một quả trứng gà có lượng đạm tương đương với 30g thịt nạc. Bên cạnh đó, ở lứa tuổi này, trẻ cần khoảng 30-40g dầu mỡ mỗi ngày, vì vậy một bát bột hoặc cháo cần cho 1-2 thìa cà phê dầu (thực vật) hoặc mỡ (động vật). Nếu trẻ đã ăn cơm, phụ huynh cần chế biến các món xào, rán với dầu, mỡ để bổ sung chất béo cần thiết cho trẻ.

Ngoài ra, phụ huynh cũng nên cho trẻ ăn thêm rau xanh, trái cây chín (đu đủ, gấc, cam, chuối, nho, bơ…) để vừa giúp bổ sung chất xơ, vitamin A, C, D… và các khoáng chất thiết yếu cho sự phát triển của trẻ, vừa giúp ổn định đường tiêu hóa, vừa tăng cường dưỡng chất giúp trẻ tăng trưởng tối đa.

Để tiện lợi và đảm bảo các nhu cầu nêu trên của trẻ không bị thiếu hụt (do thất thoát trong quá trình chế biến), phụ huynh có thể bổ sung các sản phẩm bảo vệ sức khỏe dạng siro mà trong công thức có chứa đồng thời 04 nhóm thành phần là: Enzym tiêu hóa (α-Amylase, Protease, Lactase, Lipase, Cellulolase,…); nhóm vi lượng ( Kẽm - nguồn gốc thực vật); các vitamin nhóm B (B1, B2, B6, B12); các acid amin (Lysine và Taurine) để giúp tăng cường chức năng tiêu hóa, tăng hấp thu, kích thích vị giác, giúp trẻ thèm ăn và ăn ngon miệng.

Hà Trang

Cân bằng dinh dưỡng cho trẻ Việt - 2