Các bước khám tầm soát ung thư tuyến giáp tại Bệnh viện K
(Dân trí) - Ung thư tuyến giáp có tỷ lệ chữa khỏi cao nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm. Nó được xếp vào nhóm bệnh ung thư có thể phát hiện được ở giai đoạn sớm.
Ung thư tuyến giáp xếp thứ 9 trong các loại ung thư phổ biến nhất Việt Nam với hơn 5.400 ca mắc mới. May mắn, đây là loại ung thư có tỉ lệ chữa khỏi cao. Ung thư tuyến giáp hoàn toàn có thể điều trị thành công nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm, tiên lượng dành cho người bệnh ung thư tuyến giáp tốt hơn so với những loại ung thư khác.
Dưới đây là các bước khám tầm soát ung thư tuyến giáp tại Bệnh viện K Trung ương (Hà Nội):
Bước 1: Khám lâm sàng
Đầu tiên, bác sĩ sẽ khám và tư vấn cho người bệnh.
Bước 2: Xét nghiệm máu
Tuyến giáp đó là tuyến nội tiết cho nên trước tiên, chúng ta phải kiểm tra xem tuyến nội tiết đó có bị ảnh hưởng gì không, có bị rối loạn không, bằng một xét nghiệm rất đơn giản là xét nghiệm về chức năng của nó, đó là xét nghiệm máu.
Bước 3: Siêu âm tuyến giáp
Qua siêu âm, bác sĩ sẽ thấy tuyến giáp có kích thước có bình thường hay không, có vấn đề gì, ví dụ như có u không, có 2 loại, đó là u đặc và u nang. Và tuyến giáp có 2 thùy và cái eo, các bác sĩ siêu âm sẽ siêu âm rất kỹ là cả 2 thùy và nang giáp và sẽ miêu tả cho người bệnh.
Nếu bác sĩ khám xong cho chỉ định làm siêu âm, rồi sau đó trả lời là một nang lành tính hoặc là một nhân giáp nhưng không nghĩ đến ác tính thì người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm. Tuy nhiên, khi siêu âm xong mà thấy kết quả Tirad 3, hay 4, hay 5 thì bác sĩ sẽ cho làm thêm một xét nghiệm nữa, là chọc hút tế bào tuyến giáp bằng kim nhỏ.
Bước 4: Chọc hút tế bào tuyến giáp bằng kim nhỏ viết tắt từ đầu tiếng Anh là FNA.
Bác sĩ sẽ dùng kim tiêm nhỏ, chọc vào khối u đó. Nếu u nhỏ, ta phải dùng siêu âm để hướng dẫn chiều đi của kim, sao cho chính xác vào vùng nghi ngờ nhất, lấy được tế bào, để bác sĩ xem và cũng có sự đánh giá theo tiêu chuẩn để mà xác định tế bào đó có phải ung thư hay không.
Bước 5: Tư vấn điều trị