1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Cả làng nổi u cục vì nguồn nước nhiễm độc chì

(Dân trí) - Nước nhiễm kim loại nặng khiến người dân sống tại một làng miền nam Trung Quốc bị nổi những u cục kinh hoàng khắp người, gây đau đớn.

Cả làng đau nhức xương

Người dân sống tại làng Sahecun ở huyện Đại Tân, thuộc khu tự trị dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc đang phải hứng chịu những đau nhức do xương nổi u cục do dùng nước nhiễm chì từ 1 mỏ chì đã đóng cửa cả chục năm qua.

Ông Huang
Ông Huang

Một trong những người dân sống tại đây, ông Huang Guiqiang, 58 tuổi, không còn lao động được nữa do bệnh tật.

Ông nói: “Tôi bắt đầu thấy triệu chứng từ năm 2000, khi đó tôi bắt đầu cảm thấy sức khỏe yếu, phờ phạc và không thể làm việc được. Các cục u trên khắp người tôi đau không chịu nổi, và có những lúc cả người tôi mất hết cảm giác”.

Ông nói ông đã được giúp đỡ, nhưng đổi lại ông phải đến khám tại bệnh viện ở thành phố bên cạnh, nơi ông được chẩn đoán là bị nhiễm độc cadimi (một kim loại độc, có tác động phá hủy đối với hầu hết các hệ thống của cơ thể nếu ăn hay uống phải với hàm lượng cao) nặng.

Vậy nhưng kể từ khi được chẩn đoán, Huang Guiqiang cho biết người ta không làm gì nhiều để điều trị bệnh của ông.

Người anh thứ hai của Guiqiang, ông Huang Fuqiang, 61 tuổi, cũng bắt đầu bị những triệu chứng tương tự vào cùng thời gian, mọc lên rất nhiều u cục không rõ nguyên nhân ở bàn tay và bán chân, khiến ông gần như liệt giường.

Người anh lớn nhất trong gia đình này, ông Huang Jinqiang, cũng là một nạn nhân và đã chết năm ngoái. Ông đã nằm liệt giường do bệnh trong suốt 10 năm.

Nhiều người khác trong làng đã được chẩn đoán bị chứng đau nhức xương – một chứng bệnh gây ra tình trạng đau cấp tính ở xương.

Sống trong chờ đợi mòn mỏi

Vào những năm 1950, người dân ở đây đã kiếm được việc làm với thu nhập khá khi chính phủ cho phép khai thác kẽm và chì ở vùng này.

Các mỏ kim loại đã mang tiền đến cho khu vực, cho phép người dân xây dựng nhà cửa kháng trang, đường xá và trường học mà trước đó họ sẽ không bao giờ có được.

Trong 40 năm, địa phương đã được hưởng lợi từ nguồn tiền mà việc khai thác mỏ mang lại cho nền kinh tế ở đây, nhưng đến những năm 1990, khi các mỏ cạn kiệt và bị đóng cửa, thì cả tiền bạc và công việc cũng bốc hơi theo.

Sau đó người dân đã cố quay lại với ruộng đồng, song các cánh đồng lúa đã bị ô nhiễm bởi nước từ các mỏ tràn ra. Cây cối mọc èo uột, còn thực phẩm khiến dân làng bị bệnh.

Cuối cùng, cách duy nhất để họ kiếm cái ăn là biến cánh đồng lúa thành những ao nông để nuôi cá. Nhưng đất đai ở đây đã bị ô nhiễm quá nặng và khiến cá nuôi bị ô nhiễm.

Từ 9 năm trước, các xét nghiệm của chính phủ đã xác nhật tỷ lệ kim loại độc tăng vọt trong đất và nước.

Cụ thể, Trung tâm Địa lý và môi trường Quảng Tây phát hiện hàm lượng cadimi trong nước ở khu vực này cao gấp 17,4 lần so với tiêu chuẩn quốc gia. Còn hàm lượng kim loại trong đất của vùng này còn cao hơn – gấp 29,1 lần so với chuẩn quốc gia, theo một nghiên cứu năm 2000.

Năm 2005, nhà nước đã tiến hành kiểm nghiệm đất và nước ở khu vực này, xác nhận tình trạng ô nhiễm lan rộng do ngành công nghiệp khai thác kẽm và chì trước đây.

Nhưng việc làm sạch được yêu cầu vào thời điểm đó đã bị đình lại chỉ sau một thời gian ngắn, vì thế khu vực này vẫn tiếp tục bị ô nhiễm trong suốt nhiều năm.

Dân làng vẫn tiếp tục nuôi cá trong các ao hồ, dù biết rằng cá sẽ bị ô nhiễm. Huang Guiqiang nói: “Chúng tôi không có lựa chọn. Nếu không nuôi cá, chúng tôi sẽ chẳng có gì để ăn”.

Với những người không có cơ hội chuyển đi nơi khác sống , cơ thể họ dần dần bị biến dạng và còng xuống do hậu quả của bệnh tật.

Hiện trong làng đa phần chỉ còn toàn người già sau khi lớp thanh niên đã bỏ đi để tìm cuộc sống tốt hơn và an toàn hơn ở các thành phố lớn.

Cẩm Tú

Theo Daily Mail