1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

"Bóc" 5kg mụn cơm trên tay chân “người cây”

(Dân trí) - Người đàn ông Bangladesh mắc căn bệnh “người cây” cực kỳ hiếm gặp đã được phẫu thuật bóc đi gần 5kg mụn cơm giống như vỏ cây ở tay phải.

Abul Bajandar, 26, biệt danh “Người cây” do khối mụn cơm khổng lồ giống vỏ cây ở bàn tay và bàn chân trước khi bắt đầu ca mổ tại Bệnh viện Trường đại học Y Dhaka
Abul Bajandar, 26, biệt danh “Người cây” do khối mụn cơm khổng lồ giống vỏ cây ở bàn tay và bàn chân trước khi bắt đầu ca mổ tại Bệnh viện Trường đại học Y Dhaka

Một người đàn ông Bangladesh với những khối mụn cơm giống như vỏ cây ở bàn tay và bàn chân đã được phẫu thuật để bóc đi khối “vỏ cây” cực kỳ hiếm gặp này.

Anh Abdul Bajandar, 26 tuổi, nổi tiếng tại địa phương với tên gọi "Người cây” do những khối u bất thường .

Anh đã được phẫu thuật tại Bệnh viện Đại học Y Dhaka tuần trước, trong đó các bác sĩ đã tiến hành cắt bỏ một số khối u nhỏ hơn ở tay phải.

Ước tính khối “vỏ cây” được bóc ra nặng ít nhất 5kg, và bệnh nhân sẽ cần ít nhất 15 ca mổ nữa trong vòng 1 năm.

Lớp “vỏ cây” được bóc ra nặng gần 5kg
Lớp “vỏ cây” được bóc ra nặng gần 5kg

Samanta Lal Sen, Trưởng khoa tại Bệnh viện Đại học Y Dhaka cho biết: "Chúng tôi đã cắt bỏ một số mụn cơm nhỏ ở lòng bàn tay của bệnh nhân, nhưng Bajandar sẽ cần tới tổng cộng 15 ca mổ để thoát các khối u, trong một năm".

Nhưng điều này không ngăn cản Bajandar quyết định tiếp tục điều trị và giải thoát cho mình khỏi những mụn cơm chiếm hầu hết bàn tay và bàn chân anh.

Những khối mụn cơm bắt đầu phát triển khoảng 10 năm trước đây, nhưng chúng mọc lên rất nhanh chóng.

Do căn bệnh hiếm gặp của mình, Bajandar đã phải từ bỏ công kéo xe thồ, nhưng mụn cơm vẫn tiếp tục mọc lên và tin tức loan đi, anh trở thành một người nổi tiếng với nhiều người đến làng anh trong những năm qua để nhìn tận mắt.

Anh đã quyết định phẫu thuật sau khi chính phủ Bangladesh đồng ý trả các chi phí.

Bajandar là một trong ba trường hợp trên thế giới bị bệnh verruciformis epidermodysplasia, một bệnh da di truyền cực kì hiếm gặp có tên là bệnh “người cây”

Một người Indonesia với những khối mụn cóc lớn trên khắp cơ thể đã trải qua một loạt ca mổ năm 2008 để loại bỏ chúng.

Một trường hợp mắc bệnh tương tự ở Romaina đã được điều trị khỏi
Một trường hợp mắc bệnh tương tự ở Romaina đã được điều trị khỏi

Bệnh “người cây” là gì?

Epidermodysplasia verruciformis (còn gọi là loạn sản Lewandowsky-Lutz dysplasia), hay bệnh “người cây” là một bệnh da di truyền nhiễm sắc thể trội cực kì hiếm gặp có liên quan với nguy cơ cao của ung thư biểu mô da.

Bệnh có lây không?

Mặc dù có hình thù gây sốc, nhưng bệnh không lây. Các bác sĩ đã xác nhận rằng việc đụng chạm vào người bệnh không làm bất kì ai lây bệnh.

Các triệu chứng của bệnh

Một số triệu chứng đặc hiệu của bệnh “người cây” bao gồm:

- Những mụn cơm dày trên các bộ phận khác nhau của cơ thể và cũng có thể nằm trong da

- Da trở nên dày lên theo thời gian và các chi, bao gồm bàn tay và bàn chân, sẽ to lên

- Bàn tay và bàn chân sẽ có hình dạng cành cây - chúng sẽ chuyển sang màu vàng nâu và dài ra tới cả mét.

Mặc dù các triệu chứng trên thường là đủ để nói đó là bệnh người cây, song các bác sĩ có thể thực hiện xét nghiệm máu và lấy mẫu da để xác nhận sự có mặt của HPV. Xét nghiệm gen sẽ giúp khẳng định bệnh.

Điều trị

Điều trị bệnh người cây, hay Epidermodysplasia verruciformis khá phức tạp và liên quan đến nhiều chuyên khoa. Điều quan trọng là phải thực hiện các bước để giảm nguy cơ ung thư, và cũng sử dụng các kỹ thuật để cải thiện ngoại hình của bệnh nhân. Bệnh nhân sẽ phải mặc quần áo bảo hộ vì tia cực tím có thể làm bệnh nặng thêm. Họ có thể phải sử dụng các loại thuốc uống cũng như kem retinoid bôi tại chỗ như imiquimod để hạn chế sự tăng trưởng của tế bào da bất thường.

Điều trị ngoại khoa bao gồm đốt mụn cơm bằng nitơ lỏng. Đôi khi, mụn cơm được đốt bằng dao điện hoặc cắt lọc bằng dao mổ. Mặc dù tất cả các phương pháp này, một số bệnh nhân vẫn bị ung thư da và cần điều trị thêm. Đôi khi, bác sĩ sẽ cắt bỏ những mụn cơm ung thư và ghép da từ vùng không bị bệnh. Hóa trị và xạ trị thường được sử dụng khi ung thư lan đến các hạch bạch huyết.

Cẩm Tú

Theo Telegraph

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm