Bị bỏng vì miếng dán giữ ấm có thể luộc chín cả… trứng gà

(Dân trí) - Mấy ngày gần đây, các thông tin liên quan đến miếng dán giữ ấm gây bỏng da hoặc nổ không ngừng lưu truyền trên các trang mạng Trung Quốc, đặc biệt là thông tin miếng dán giữ ấm luộc chín cả trứng gà.

Miếng dán giữ ấm luộc chín trứng gà sống?

 
Thí nghiệm chứng minh sức nóng quá mức của miếng dán giữ ấm
Thí nghiệm chứng minh sức nóng quá mức của miếng dán giữ ấm
 

Video clip “luộc chín trứng gà bằng miếng dán giữ ấm” được lưu truyền trên mạng rộng rãi. Video này quay cảnh một người phụ nữ lấy 2 miếng dán giữ ấm bọc chặt 1 quả trứng, sau đó đặt vào trong túi áo khoác. 4 tiếng sau, người đó lấy trứng ra và chia đôi, phát hiện lòng trắng hoàn toàn cứng lại, lòng đỏ cũng chín vàng.

 

Miếng dán giữ ấm thực sự phát ra nhiệt lượng lớn như thế? Một phóng viên Trung Quốc đã tiến hành một thử nghiệm theo đúng như trong video clip, để đảm bảo chắc chắn, ông ta đã để vào 2 quả trứng gà. 1 tiếng sau, quả trứng gà trong túi bắt đầu bốc mùi phảng phất thơm. 4 tiếng sau, lấy 1 trong 2 quả trứng ra, lòng trắng đã cơ bản cứng lại, nhưng có điều khác là lòng đỏ vẫn còn sền sệt. Để thêm 1 tiếng nữa thì giống như trong video clip thể hiện, lòng trắng và lòng đỏ đã chín hoàn toàn.

 

Nhiều trường hợp bị “bỏng ở nhiệt độ thấp”

 

Đào Đào là sinh viên năm thứ 4 tại một trường đại học ở Hà Tây (Trung Quốc). Mỗi khi đông đến, cô đều thích dán mấy miếng giữ ấm lên người.

 

Mấy ngày trước đây, đột nhiên cô phát hiện có một vùng thâm đen lớn trên đầu gối của mình, đến bác sĩ khám mới biết, có thể là mùa đông năm ngoái quá tham lam dùng miếng dán giữ ấm nên bị bỏng. Cũng giống như cô, một nữ sinh khác, họ Trần, năm ngoái dùng miếng dán giữ ấm trong thời gian quá dài, kết quả là làm cho lưng bị bỏng.

 

“Cứ đến mùa đông lạnh giá, bệnh viện lại phải thường xuyên tiếp nhận các ca do sử dụng miếng sưởi ấm không đúng cách gây bỏng ở nhiệt độ thấp. Một số ca vô tình gây bỏng do rò chảy nước ở túi chườm nóng” .

 

Theo lời của bác sĩ da liễu, nhiệt độ giữ ấm thông thường của miếng dán giữ ấm từ các nhà máy chính qui sẽ duy trì ở khoảng 50 và không xuất hiện nhiệt độ quá cao. Tuy nhiên do thời gian phát nhiệt của miếng dán giữ ấm có thể duy trì đến khoảng 10 tiếng, cho nên thời gian áp sát vào da lâu vẫn có thể là nguyên nhân gây “bỏng ở nhiệt độ thấp”. Loại bỏng này cảm giác đau không rõ rệt, nhưng độ sâu tổn thương lớn, da xuất hiện tấy đỏ, phồng rộp, tróc da hoặc nhợt nhạt. 
 

Thông thường da tiếp xúc ở nhiệt độ 70oC liên tục trong 1 phút sẽ bị bỏng, còn khi da tiếp xúc với nhiệt độ gần 60oC liên tục trên 5 phút cũng có thể gây ra bỏng. Bỏng ở nhiệt độ thấp là chỉ nhiệt độ trong khoảng 50oC, nguồn nhiệt ở trong cơ thể thời gian quá lâu, nhiệt năng sẽ dần dần thẩm thấu vào trong mô mềm từ đó gây ra thương bỏng. Do

nhiệt độ cơ bản của miếng dán giữ ấm không cao, nên loại bỏng này gọi là bỏng ở nhiệt độ thấp.

 

Trên lý luận, cứ nhiệt độ cao hơn nhiệt độ cơ thể đều có khả năng dẫn đến bỏng ở nhiệt độ thấp.

 

Những lưu ý khi sử dụng miếng dán giữ ấm 

Một loại miếng dãn giữ ấm được cho là có khả năng luộc chín trứng gà

Một loại miếng dãn giữ ấm được cho là có khả năng luộc chín trứng gà

 

1. Không nên đồng thời sử dụng miếng dán giữ ấm cùng với máy sưởi hoặc đệm điện, khi ngủ không cần dán miếng giữ ấm.

 

2. Tránh sử dụng ở một vị trí trong một thời gian dài, luôn luôn chú ý quan sát tình trạng da, ngăn chặn nhiệt độ cục bộ quá cao gây ra bỏng ở nhiệt độ thấp. Đối với những người có độ cảm nhiệt nhạy bén thấp, bỏng ở nhiệt độ thấp thường không có cơ sở nhận thức và gây ra các vết thâm nám, phồng rộp vv.

 

3. Người bị bệnh tiểu đường và chướng ngại trong tuần hoàn máu, những người có độ cảm nhiệt nhạy bén thấp với nhiệt thì hãy đặc biệt cẩn thận khi sử dụng. Bởi vì dây thần kinh đoạn cuối của nhóm người trên kém nhạy nên không thích hợp dùng miếng dán giữ ấm.

 

4. Trẻ em, người già, người không thể tự chăm sóc cho mình nên sử dụng dưới sự chỉ dẫn của người chăm sóc.

 

5. Miếng giữ ấm chỉ nên sử dụng ngoài da, khi sử dụng không nên xé rách túi trong để phòng tránh nhiệt độ phát nhiệt trong túi rò ra ngoài, tránh không để cho các chất ở trong miếng giữ ấm vào trong mắt hoặc miệng. Nếu không cẩn thận tiếp xác với mắt cần lập tức rửa sạch bằng nước và đến viện khám. Nếu nuốt nhầm cần lập tức móc nôn ra và

khám bác sỹ.

 

Việt Hà

Tổng hợp từ china, chinadaily