Bí ẩn ăn ít mà vẫn mập

Nhiều phụ nữ ăn ít mà vẫn mập, dù đã cắt giảm lượng cơm, lượng thịt, đạm và vận động tích cực. Oái oăm thay, bất chấp mọi nỗ lực giảm cân, số cân nặng không giảm đi mà ngày càng có xu hướng tăng lên, nhất là đối với những chị em từ 35 tuổi trở đi.

Phóng viên Một Thế Giới đã có buổi trao đổi với bác sĩ Đào Thị Yến Phi, Trưởng bộ môn Dinh Dưỡng, Trường Đại học Y Phạm Ngọc Thạch.

Lý giải nguyên nhân vì sao ăn ít mà vẫn mập, Thạc sĩ bác sĩ Đào Thị Yến Phi cho biết, người ăn ít nhưng vẫn béo mập thường ăn nhiều thức ăn ngọt và béo hơn người khác. Khi ăn ngọt vào, nồng độ insulin trong cơ thể tăng lên cao, cơ thể nhận được một lúc nhiều năng lượng không sử dụng hết nên chuyển biến thành mỡ thừa. Đối với một số người, cơ chế tạo mỡ thừa từ thức ăn ngọt béo mạnh mẽ hơn người khác, vì thế càng dễ tích tụ mỡ khi ăn đồ ngọt béo, dù chỉ ăn ít.

Thứ 2 là do gien. Một phụ nữ có gien "mập" tự nhiên sẽ dễ thừa cân, béo phì vì hoạt động trao đổi chất diễn ra chậm hơn so với người khác. Khi họ nhịn đói, cơ thể thay vì sử dụng mỡ thừa để tạo năng lượng cho cơ thể (nhờ đó giảm cân), thì cơ thể lại làm chậm đi quá trình trao đổi chất. Điều này khiến cho người thừa cân, dễ mập không đủ năng lượng hoạt động, thấy uể oải, không có động lực cho các hoạt động thể chất tích cực nên lại dễ dẫn đến tăng cân.

Ăn sáng muộn cũng là một nguyên nhân góp phần tăng cân. Nếu ăn sáng muộn, các bữa ăn còn lại trong ngày sẽ bị đẩy lùi thời gian và bữa ăn tối cũng muộn. Và tầm 9 giờ tối trở đi, cơ thể xem như dừng việc lui về chế độ nghỉ ngơi nên mọi cuộc thu nạp năng lượng sau giờ tan ca này sẽ được cơ thể chuyển hướng sang dự trữ. Hậu quả là ai ăn muộn cũng sẽ dễ bị mập lên, mỡ ở vùng cánh tay, bụng đùi cũng dầy lên đáng kể.

Để cân nặng
không tăng vù vù bạn cần kiểm soát được năng lượng nạp vào cơ thể
Để cân nặng không tăng vù vù bạn cần kiểm soát được năng lượng nạp vào cơ thể

Sau khi hiểu rõ các nguyên nhân, bạn nên khắc phục bằng cách thiết lập cho mình chế đỗ ăn uống đúng giờ và hướng đến chọn lựa các loại thực phẩm tự nhiên, ít ngọt, ít béo.

Với những bạn không có nhiều thời gian để lựa chọn các loại thực phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, mà phải dùng các loại thực phẩm công nghiệp thì cnên chú ý và tập thói quen đọc hàm lượng dinh dưỡng có trên mỗi sản phẩm mà chúng ta định mua hoặc định ăn chúng.

Hiểu rõ thành phần năng lượng từ các thức ăn mình nạp vào hàng ngày là việc làm cần thiết để kiểm soát cân nặng và giảm cân.

Theo thạc sĩ bác sĩ Đào Thị Yến Phi, một ngày trung bình để bảo đảm sức khỏe cho cơ thể, một người trưởng thành, trong độ tuổi lao động cần khoảng 2500kcal/ngày. Nên chia đều, bữa sáng có thể nạp thoải mái khoảng 600-800kcal ( các món như phở, hủ tiếu, bánh mì, xôi chiếm khoảng từ 500-700kcal, nếu dùng thêm sữa chúng ta phải công thêm 120kcal).

Bạn cần biết rõ năng lượng nạp vào trong ngày
để tránh việc vì sao ăn ít vẫn tăng cân
Bạn cần biết rõ năng lượng nạp vào trong ngày để tránh việc vì sao ăn ít vẫn tăng cân

Bữa trưa, một chén cơm vừa khoảng 200kcal, 50g thịt có khoảng 155kcal, 80g rau muống có khoảng 18kcal. Bữa xế nếu dùng các loại sữa chua không đường hoặc nước cam...

Bạn có thể thay đổi đạm từ động vật sang thực vật để cơ thể dễ tiêu tốn năng lượng nhanh hơn. Bình thường, cơ thể cần 150g đạm/ngày. Bạn có thể thay 30g thịt bằng 100g đậu phụ hoặc thay 30g cá bằng 50g đậu xanh, đậu đỏ... Những loại thực phẩm này có thể đảm bảo số lượng đạm cần cung cấp cho cơ thể.

Bên cạnh chú ý nhiều hơn trong ăn uống, bạn cũng nghiêm khắc hơn với cơ thể bằng cách thiết lập thời gian tập luyện, vận động. Mỗi buổi tập nên từ 45-60 phút vì sau khi tập 30 phút thì cơ thể mới bắt đầu đốt cháy calories và mỡ thừa.

Theo Hải Nam

Một thế giới