1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Bệnh u máu ở trẻ có chữa được không?

Là khối u lành tính phổ biến nhất ở trẻ nhỏ nhưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của trẻ. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với BS CKII Nguyễn Nguyệt Nhã về vấn đề này.

Bác sĩ CKII Nguyễn Nguyệt Nhã, nguyên Phó Trưởng khoa sọ mặt tạo hình của Bệnh viện Nhi Trung Ương và đã có hơn 20 năm kinh nghiệm trong điều trị u máu cho các bé. Hiện tại bà đang công tác tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Một trong những bệnh viện uy tín tại miền Bắc.

Bác sĩ Nguyễn Nguyệt Nhã, CKII phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, BV Đa khoa Hồng Ngọc
Bác sĩ Nguyễn Nguyệt Nhã, CKII phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, BV Đa khoa Hồng Ngọc

Thưa bác sĩ, hiện nay U máu là một trong những bệnh phổ biến nhất ở trẻ em khiến rất nhiều phụ huynh lo lắng. Vậy bác sĩ có thể cho biết rõ hơn về căn bệnh này?

BS Nguyệt Nhã: U máu là khối u bẩm sinh phổ biến nhất ở trẻ em - Đó là loại u lành tính của tế bào nội mạc lát thành mạch máu, loại u này xuất hiện lúc mới sinh và có đặc tính phát triển nhanh ở trẻ nhũ nhi. Ngược lại u dị dạng mạch máu cũng xuất hiện lúc mới sinh nhưng phát triển chậm hơn và tồn tại tới tuổi trưởng thành. U máu thường nổi lên như nốt ruồi son, lớn dần theo cơ thể sau phát triển thành mảng hồng đậm màu hoặc gồ lên thành mảng.

U mạch máu có thể xuất hiện mọi nơi trên cơ thể như: Da, đầu, mặt, cổ, mắt, chân, tay, nội tạng (gan, thận)… chính vì thế bệnh nhân có thể đến khám ở các chuyên khoa khác nhau như: Da liễu, răng hàm mặt, tai mũi họng, ngoại khoa… Nhưng tỉ lệ u mạch máu ở vùng đầu, mặt, cổ chiếm cao nhất, trên 60%.

Nhiều người nói u máu là do di truyền, vậy bác sĩ có thể cho biết rõ hơn về nguyên nhân gây bệnh?

BS Nguyệt Nhã: Về nguyên nhân xuất hiện u máu hiện các bác sĩ chuyên khoa vẫn chưa có kết luận chính thức, nhưng có một số giả thuyết được đưa ra như: Do di truyền từ cha mẹ sang con cái (có nguy cơ 50/50 - Mặc dù bố mẹ có u máu đã thoái triển thì nguy cơ con mắc bệnh vẫn cao hơn), do rối loạn hoocmon, rối loạn miễn dịch, bất thường về mạch máu, ảnh hưởng của hóa chất hay chất độc hại, do mẹ bị nhiễm khuẩn hay virus trong thời gian có thai, sau chấn thương…

Hiện nay có mấy loại u máu và nguy hiểm nhất là loại nào thưa bác sĩ?

BS Nguyệt Nhã: Hiện nay có 2 nhóm u máu là u tế bào nội mạc mạch máu và u dị dạng mạch máu.

U tế bào nội mạc mạch máu là u xuất hiện lúc mới sinh, phát triển nhanh, khoảng 25% có hiện tượng thoái triển lúc 5-7 tuổi. Tỉ lệ bé gái mắc bệnh cao hơn bé trai 3-5 lần. Trong đó, cơ chế sinh bệnh do có sự tăng sinh tế bào lát thành mạch máu, các tế bào nội mạc mới tạo thành các ống mạch máu mới, u phát triển nhanh.

Tỉ lệ bé gái mắc bệnh u máu cao hơn bé trai 3-5 lần
Tỉ lệ bé gái mắc bệnh u máu cao hơn bé trai 3-5 lần

U dị dạng mạch máu là u dị dạng động mạch, tĩnh mạch, bạch mạch. Bệnh xuất phát do các tế bào nội mạc mạch máu không tăng sinh, không tạo thành các ống mạch máu mới và phát triển từ từ tới tuổi trưởng thành. Trong một số trường hợp nếu không điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trẻ như loét, nhiễm trùng, hoại tử u, chảy máu, suy tim, tắc nghẽn đường thở, ảnh hưởng tới thẩm mỹ…

Thưa bác sĩ, theo phản ánh của nhiều mẹ hiện nay cho biết rất khó để nhận dạng được bệnh u máu. Vậy bác sĩ có thể cho biết một số phương pháp chẩn đoán bệnh hiệu quả được không ạ?

BS Nguyệt Nhã: Để chẩn đoán bệnh u máu hiệu quả có thể dựa vào phương pháp lâm sàng và cận lâm sàng. Đây cũng là hai phương pháp mà tôi thường áp dụng cho bệnh nhân khi đến thăm khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc.

Dựa vào lâm sàng có thể nhận biết theo các dạng u như thể u máu phẳng, u thể hang, u dưới da, u máu xương, u máu thể động mạch, u bạch mạch và u hỗn hợp.

Ngoài ra, có thể sử dụng phương pháp cận lâm sàng như: Chụp mạch vùng u có hiện tượng ngấm thuốc mạnh, siêu âm vùng giãn âm rõ ở giữa; chụp CT Scan sọ mặt, chụp cộng hưởng từ MRI để xác định vị trí u, kích thước và sự xâm lấn của u; sinh thiết tế bào nếu u ở vùng sâu và khó xác định. Tùy vào từng trường hợp bệnh để áp dụng phương pháp chẩn đoán mang lại hiệu quả tốt nhất.

Thưa bác sĩ, có nhiều ý kiến cho rằng u máu là u lành tính và không cần điều trị, bác sĩ nghĩ sao về ý kiến này?

BS Nguyệt Nhã: Tùy theo từng loại u máu cũng như mức độ của bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra quyết định có nên điều trị hay không. Phần lớn u máu ở trẻ nhỏ thoái triển dần theo thời gian, đến khoảng 8 - 9 tuổi u máu sẽ thoái triển thành các tổ chức xơ mỡ. Tuy nhiên, với trường hợp u máu phát triển nhanh, khối u đe dọa đến sự sống, chức năng hoặc ảnh hưởng thẩm mỹ nặng thì cần được điều trị.

Lời khuyên chung cho trẻ em bị u máu là điều trị càng sớm càng tốt. Phát hiện sớm thì diện tích u còn nhỏ, mạch máu cũng nhỏ giúp điều trị mang lại kết quả thành công cao.

Vậy hiện nay có những phương pháp điều trị u máu nào hiệu quả thưa bác sĩ?

BS Nguyệt Nhã: Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị khác nhau, tuy nhiên việc áp dụng phương pháp điều trị nào còn tùy thuộc vào từng thể bệnh, từng vị trí đòi hỏi bác sĩ có sự lựa chọn phương pháp điều trị sao cho đạt được các yêu cầu: Khỏi bệnh, không gây ảnh hưởng nhiều tới sự phát triển của cơ thể, thẩm mỹ. Các phương pháp điều trị u mạch máu gồm có:

- Điều trị Steroid đường uống: Cần có bác sĩ giàu kinh nghiệm điều trị và theo dõi sự đáp ứng của thuốc.

Nhược điểm: Nếu dùng kéo dài có thể có biến chứng (bộ mặt cushing, nấm miệng, chậm phát triển tinh thần), Dans de Angelis (2001): tỉ lệ đáp ứng với thuốc chỉ có 30%.

- Tiêm xơ: Rất có hiệu quả với u nội mạc mạch máu và u dị dạng mạch máu. Nhưng phải được điều trị bởi bác sĩ có kinh nghiệm.

- Điều trị Interferon a-2b (Heberon): theo nghiên cứu của Juan Manuel Marquer – Pediatric University hospital Lahabana - Cu Ba có đáp ứng tốt cho trẻ từ 1,5-14 tháng tuổi.

- Propranolol đường uống: Có hiệu quả đáp ứng thuốc tốt cho thể u nội mạc mạch máu – Cần có sự khám xét toàn thân với trẻ trước khi có chỉ định điều trị như xét nghiệm chức năng gan, thận, siêu âm tim, khám chuyên khoa nhi.

- Phẫu thuật: Tùy thể bệnh, vị trí và mức độ khu trú của khối u

- Nút mạch: Trường hợp u dị dạng mạch máu. Nhưng sau đó phải tiến hành phẫu thuật ngay mới có hiệu quả.

- Phương pháp laser: Trường hợp u phẳng và nông.

Được biết bác sĩ là người có nhiều năm kinh nghiệm trong điều trị u máu cũng như phẫu thuật tạo hình, vậy bác sĩ có thể cung cấp một số trường hợp u máu điển mình mà mình đã trực tiếp điều trị?

BS Nguyệt Nhã: Tôi đã trực tiếp điều trị cho rất nhiều trường hợp và cũng không ít bé được phẫu thuật miễn phí do hoàn cảnh khó khăn. Thậm chí có những trường hợp rất thương tâm, con bị u máu bẩm sinh nhưng bố mẹ không có tiền chạy chữa, đến khi khối u phát triển quá to, che lấp một bên mắt. Tuy nhiên, tôi đã tiến hành điều trị và phẫu thuật cắt bỏ khối u thành công cho các cháu, kết quả điều trị rất tốt và không bị tái phát lại. Dưới đây là 2 trường hợp u máu điển hình mà tôi đã trực tiếp điều trị và phẫu thuật:

Trường hợp 1: Bệnh nhân nữ, bị u máu thể hang vùng mắt và thái dương, đã được điều trị tiêm xơ và phẫu thuật tái tạo mắt.

Trường hợp 2: Bệnh nhân nam 15 tháng tuổi, bị u máu thể hang vùng mắt, đã được điều trị tiêm xơ và phẫu thuật tái tạo mắt.
Trường hợp 2: Bệnh nhân nam 15 tháng tuổi, bị u máu thể hang vùng mắt, đã được điều trị tiêm xơ và phẫu thuật tái tạo mắt.
Tuy nhiên, u máu là u lành tính nên có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm và các bậc cha mẹ không nên quá lo lắng nhé.
Tuy nhiên, u máu là u lành tính nên có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm và các bậc cha mẹ không nên quá lo lắng nhé.

Cảm ơn bác sĩ Nguyệt Nhã đã chia sẻ những thông tin vô cùng bổ ích về bệnh u máu!

Thông tin liên hệ BS Nguyễn Nguyệt Nhã, người từng học tập và làm việc tại nhiều cơ sở y tế lớn trên thế giới như Trung tâm sọ mặt Bệnh viện Changgung Menorial – Đài Loan, Đại học Y Paris VI - Pháp

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hồng Ngọc

Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng,Hà Nội

Tel:+(84-4) 3927 5568 ext 8

L.H