1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Bé 3 tuổi tử vong vì suy kiệt nặng sau khi chữa bỏng thầy lang

(Dân trí) - Ngày 4/6 bé trai người dân tộc Nùng (Cao Lộc, Lạng Sơn ) nhập viện Bỏng quốc gia trong tình trạng nhiễm trùng nặng, sụt tới 7kg do chữa thầy lang và tử vong chỉ sau đó một ngày sau đó.

Bác sĩ Ngọc Minh, Khoa Hồi sức cấp cứu, Viện Bỏng Quốc gia (Hà Nội), cho biết, bệnh nhi nhập viện ngày 4/6 trong tình trạng suy kiệt (nặng 5kg), cơ thể rất yếu, diện tích bỏng khoảng 15% ở lưng và các bác sĩ không thể nghĩ cậu bé ốm yếu như còn mèo con đó đã được 3 tuổi và cân nặng trước khi bị bỏng của bé lên tới 13kg.  
Bi kịch đã xảy đến với bé trai này vì chữa bòng thầy lang. Ảnh: BS cung cấp.

Bi kịch đã xảy đến với bé trai này vì chữa bỏng thầy lang. Ảnh: BS cung cấp.

BS Minh cho biết, bệnh nhi bị bỏng nước sôi cách đây 2 tháng nhưng thay vì đi viện mà cho con đắp thuốc ở thầy lang gần nhà nhưng đắp lá mãi mà vết bỏng ở lưng vẫn chảy nước, đến khi bé đau đớn không ăn uống được, người ngày càng hom hem, hốc hác, chỉ còn thoi thóp thở, gia đình mới đưa tới bệnh viện khám và được chuyển thẳng tới Viện Bỏng Quốc gia cấp cứu.

“Điều đáng tiếc nhất là bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi bởi vết bỏng không quá rộng và quá sâu. Thực tế tại Viện Bỏng Quốc gia đã cứu chữa thành công nhiều trường hợp bỏng sâu, diện tích bỏng rộng lên tới 90% diện tích cơ thể”, BS Minh nói.

“Tùy mức độ tổn thương sâu của bỏng mà có các biện pháp điều trị thích hợp, trong đó việc cắt bỏ phần da hoại tử là rất quan trọng để làm sạch vết bỏng. Trong khi đó, thầy lang dùng một bài thuốc cho tất cả các loại bỏng, nên việc điều trị chỉ có tính may rủi. Những trường hợp bỏng nhẹ, nông thậm chí không đắp thuốc cũng tự khỏi. Nhưng nhờ điều trị những trường hợp này thành công, thầy lang “bỗng chốc” nổi tiếng điều trị bỏng hiệu quả, nhiều người bỏng rộng, bỏng sâu cũng tìm đến và hậu quả là rước họa vào thân”, TS Lượng khuyến cáo.

Điều đáng nói, đây không phải là trường hợp cá biệt. BS.TS Nguyễn Viết Lượng, trưởng phòng kế hoạch tổng hợp Viện Bỏng Quốc gia cho biết, bệnh viện đã tiếp nhận nhiều trường hợp biến chứng nặng do dùng thuốc tự pha chế của thầy lang vườn trị bỏng. Qua xác định, những bài thuốc mạo danh gia truyền mà các thầy lang này sử dụng có “công thức kinh hoàng”, là sự pha trộn lẫn lộn nhiều loại thuốc, trong đó có thuốc tạo màng B76 (loại thuốc chiết xuất từ cây xoan trà đang được Viện Bỏng Quốc gia dùng) với một chút bột nghệ và… Ripamyxine (một kháng sinh rất độc có chỉ định chặt chẽ với bệnh nhân lao).

Trong đó, thuốc tạo màng dùng chữa bỏng có chỉ định rất chặt chẽ, chỉ những vết bỏng nông, diện nhỏ mới được dùng và việc tùy tiện sử dụng của các “lang vườn” sẽ tạo ra một lớp màng khô ráo nhưng nhưng thực tế, dịch mủ được sinh ra dưới lớp màng, khiến vết bỏng càng sâu hơn... Bôi thuốc tạo màng trên diện tích bỏng rộng có thể gây sốc, có thể tử vong.

Ngoài ra, một vết bỏng điều trị bằng thuốc tạo màng B76 ở Viện Bỏng Quốc gia chỉ hết 10.000 đồng, trong các thầy lang vườn tự quảng cáo là thuốc gia truyền, nhanh khỏi, không phải thay băng, không còn sẹo và hét với những cái giá… trên trời. Vì thế, nhiều gia đình khó khăn, lo đến viện tốn kém, tìm đến lang vườn thực tế chi phí lại khó khăn hơn.

Các bác sĩ khuyến cáo, khi trẻ bị bỏng cha mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế có chuyên khoa bỏng điều trị thay vì nhờ các thầy lang.

Hồng Hải

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm