1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Bảo vệ tim mạch từ chính bữa ăn hàng ngày

Bên cạnh vận động và kiểm tra sức khỏe định kỳ, việc áp dụng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh hàng ngày được xem là cách hiệu quả để bảo vệ và nâng cao sức khỏe trái tim.

Tim không khỏe vì dinh dưỡng chưa đúng

Nhiều nghiên cứu chỉ ra chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng mật thiết đến bệnh tim mạch (BTM) - căn bệnh được mệnh danh là số 1 gây tử vong của các bệnh không lây nhiễm.. Chẳng hạn, chế độ ăn quá nhiều mỡ động vật, nhiều chất bột đường, thịt đóng hộp,… thường chứa nhiều acid béo bão hòa, là một trong những nguyên nhân chính tạo ra cholesterol xấu, làm gia tăng nguy cơ mắc BTM.

PGS. TS, bác sĩ Nguyễn Hoài Nam, Tổng thư ký Hội Phẫu thuật Lồng ngực và Tim mạch TP HCM cho biết: “Cholesterol có liên hệ mật thiết tới sức khỏe tim mạch. Khi lượng cholesterol xấu tích tụ với hàm lượng cao, sẽ tạo thành các mảng xơ vữa gây hẹp, tắc và ngăn cản máu lưu thông, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, vỡ mạch máu não, đột quỵ...” Bên cạnh đó, nghiên cứu của bệnh viện Sahlgren, Đại học Gothenburg Thụy Điển đã chỉ ra rằng với 1% lượng cholesterol giảm được, nguy cơ mắc BTM sẽ giảm 2%.

Chế độ ăn quá mặn cũng là nguyên nhân làm tăng tần suất mắc các BTM. Các nghiên cứu cho thấy cuối thập niên 1950 người Nhật ăn rất mặn và tử vong do đột quỵ tại Nhật thuộc hàng cao nhất thế giới. Sau một thập niên thực hiện chiến dịch giảm lượng muối ăn, huyết áp của người lớn lẫn trẻ em Nhật đều giảm, tử vong do đột quỵ cũng giảm 80%.

Có thể thấy, sự tiêu thụ quá mức về các chất dinh dưỡng trong bữa ăn sẽ kéo theo nhiều nguy hiểm cho sức khỏe tim mạch.

“Bồi bổ” trái tim bằng chế độ dinh dưỡng nào?

PGS. TS. Lê Bạch Mai, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia chia sẻ: “Điều quan trọng là chúng ta phải có bữa ăn đa dạng, đủ và cân đối các dưỡng chất cần thiết cho bữa ăn hàng ngày. Một chế độ ăn hạn chế muối; ăn nhiều rau quả; sử dụng chất béo cân bằng sẽ giúp trái tim khỏe mạnh”.

Theo PGS. TS. Lê Bạch Mai, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia: “Một chế độ ăn hạn chế muối, ăn nhiều rau quả, sử dụng chất béo cân bằng sẽ giúp trái tim khỏe mạnh.”
Theo PGS. TS. Lê Bạch Mai, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia: “Một chế độ ăn hạn chế muối, ăn nhiều rau quả, sử dụng chất béo cân bằng sẽ giúp trái tim khỏe mạnh.”

● Hạn chế muối

Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng, một người bình thường chỉ nên ăn dưới 5g muối mỗi ngày để hạn chế tình trạng tăng huyết áp và mắc BTM. Cụ thể, không nên ăn mặn, hạn chế các loại thực phẩm nhiều muối như dưa muối hay các loại ruốc, mắm,…

● Ăn nhiều rau củ:

Trong rau củ như: bông cải xanh, bí ngô, cà chua,… có chứa chất xơ hòa tan, có khả năng duy trì nồng độ chất béo trong máu ở mức khỏe mạnh bằng cách đào thải lượng cholesterol dư thừa .

● Tiêu thụ các loại acid béo theo tỷ lệ cân bằng:

Acid béo được chia thành 3 loại: acid béo bão hòa (SFAs), acid béo không bão hòa một nối đôi (MUFAs) và acid béo không bão hòa nhiều nối đôi (PUFAs). Acid béo bão hòa tham gia vào quá trình cấu tạo màng tế bào và giúp tăng cường hệ miễn dịch, nhưng nếu tiêu thụ quá nhiều sẽ làm tăng lượng cholesterol xấu trong máu. Ngược lại, acid béo không bão hòa lại có tác dụng làm giảm lượng cholesterol xấu. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế Giới và Hội Tim Mạch Mỹ, sẽ có lợi nhất khi trong khẩu phần, các acid béo nói trên được tiêu thụ theo một tỷ lệ cân bằng tối ưu nhất. Vì thế gần đây, thay vì sử dụng mỡ động vật thường xuyên, các chuyên gia khuyên người tiêu dùng nên sử dụng phối hợp giữa mỡ động vật với dầu thực vật, đặc biệt là dầu gạo vì có tỷ lệ giữa 3 nhóm acid béo ở mức cân bằng lý tưởng, gần nhất với khuyến cáo này (acid béo bão hòa: 30%, acid béo không bão hòa 1 nối đôi: 38%, acid béo không bão hòa nhiều nối đôi 31%).

Không chỉ vậy, trong dầu gạo còn chứa dồi dào hàm lượng Gamma-Oryzanol, được khoa học chứng minh là dưỡng chất “vàng” cho sức khỏe. Theo PGS. TS. Lê Bạch Mai, “Gamma-Oryzanol có khả năng ngăn chặn ruột hấp thu cholesterol xấu từ thức ăn, từ đó giúp giảm lượng cholesterol toàn phần một cách hữu hiệu, đồng thời có hiệu quả cao trong việc chống lại quá trình ô-xi hóa (gấp 04 lần so với vitamin E). Vì vậy, sử dụng Gamma-Oryzanol trong chế độ dinh dưỡng là một liệu pháp không những giúp điều hòa mức cholesterol, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tim mạch mà còn làm chậm quá trình lão hóa, phòng tránh các bệnh do tuổi già như suy giảm trí nhớ, Alzheimer...”

Ngoài ra, PGS. TS. Lê Bạch Mai cho biết thêm: “Mỗi ngày sử dụng 20ml dầu gạo có thể giúp kiểm soát mức cholesterol, góp phần bảo vệ trái tim luôn khỏe mạnh.”

Dầu gạo là một trong những nguồn cung acid béo tốt cho hệ tim mạch
Dầu gạo là một trong những nguồn cung acid béo tốt cho hệ tim mạch