Bạn có bị “mù đường cong”?

(Dân trí) - Nếu bạn nhìn thấy những đường zíc-zắc trong hình minh họa này thì bạn đang bị “mù đường cong”.

Ảo ảnh đường zíc zắc nhưng thực ra lại là đường lượn sóng
Ảo ảnh đường zíc zắc nhưng thực ra lại là đường lượn sóng

TS. Kohske Takahashi, một chuyên gia tâm lý tại Đại học Chukyo, Nhật Bản, đã phát hiện ra rằng, trong một số trường hợp, bộ não của con người có biểu hiện "mù đường cong" và tự động đổi những góc sóng lượn sóng thành những góc nhọn.

Để chứng minh hiện tượng mới mẻ này, TS Takahashi đã thiết kế một ảo ảnh quang học có vẻ bao gồm những cặp đường lượn sóng và zíc zắc, nằm trên nền trắng, xám và đen.

Nhưng nếu nhìn kỹ, bạn sẽ thấy tất cả đều là đường lượn sóng, không hề có điểm gãy góc nào. Chỉ đơn giản là bộ não đã bị đánh lừa và thêm vào đó những góc nhọn.

Trong báo cáo được đăng trên tờ i-Perception, TS Takahashi giải thích rằng "mù đường cong" thường xảy ra trên các đường nơi những nét vẽ màu xám nhạt và sẫm kết thúc ở đỉnh hoặc đáy của đường cong, người lại khi các nét vẽ đi qua đỉnh hoặc đáy, bộ não tiếp tục coi chúng là những đường lượn sóng.

Tác động này là do khi não phát hiện sự thay đổi đột ngột từ xám nhạt sang xám sẫm ở đáy của đường cong, và nhầm với góc nhọn.

TS Takahashi phỏng đoán rằng con người có lẽ đã tiến hoá để phát hiện góc nhọn trước đường cong, và khi có sự nhầm lẫn – trong trường hợp này bị phức tạp thêm do màu nền thay đổi, thì bộ não vẫn sẽ làm như vậy. Mặc dù ông vẫn chưa lý giải được lý do tại sao.

"Tôi muốn nói rằng mắt và não của chúng ta có lẽ đã tiến hoá để phát hiện các góc nhọn hiệu quả hơn các đường cong.

"Chúng ta được bao quanh bởi các sản phẩm nhân tạo, có nhiều góc nhọn hơn môi trường tự nhiên, và do đó thị giác của chúng ta cũng vậy.

"Hiện tượng thị giác này không gây ra vấn đề gì trong cuộc sống hàng ngày, bằng không thì chắc ai đó đã phát hiện ra ảo ảnh này sớm hơn."

Tuy nhiên, một số nhà khoa học đã đưa ra lời giải thích cho lý do của hiện tượng này. Hầu hết phỏng đoán rằng các nét màu xám và trắng đã đánh lừa bộ não, khiến nó nghĩ rằng đang nhìn vào bóng của hình ảnh.

Một số người cho rằng hiện tượng này khiến não người nghĩ về phong cảnh thiên nhiên.

Michael Mullins nói: "Khi chúng ta thấy màu sẫm ở một phía đường cong, và màu sáng ở bên kia, bộ não sẽ coi đó là bóng được tạo thành bởi một đỉnh.

"Một ngọn đồi cong sẽ đổ bóng hình sin. Tôi cược rằng nếu bạn di chuyển vùng tối để mô phỏng thì nó sẽ giống như những ngọn đồi uốn lượn. Những đường hình sin ban đầu trông giống như các đỉnh núi phủ tuyết phủ và các thung lũng bóng mờ. - sự thiên vị trong cảm nhận về bóng mờ sẽ chuyển hình ảnh thành phong cảnh".

Isaac Maxwell nói thêm: "Đối với tôi điều này có vẻ như là một cơ chế phòng thủ giả định một mô hình là nhân tạo. Sự hiện diện của các góc nhọn cho thấy sự có mặt của con người, và sự hiện diện của con người có thể chỉ ra mức độ đe dọa cao hơn bất cứ vật thể tự nhiên nào sẽ biểu hiện những đường lượn sóng. Giống như các cây dây leo”.

Cẩm Tú

Theo Telegraph