Ăn gì sau cắt túi mật để chóng khỏe, giảm khó tiêu, tiêu chảy

(Dân trí) - Dinh dưỡng hợp lý sau cắt túi mật đóng vai trò quan trọng giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục và tránh tình trạng đau bụng, khó tiêu, tiêu chảy mà nhiều người thường gặp phải sau mổ

Vì sao chế độ dinh dưỡng sau cắt túi mật lại quan trọng?

Ăn gì sau cắt túi mật để chóng khỏe, giảm khó tiêu, tiêu chảy - 1
Nên ăn tăng rau xanh trong các bữa ăn để tránh khó tiêu do thiếu dịch mật

Túi mật đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều tiết dòng chảy của dịch mật theo nhịp độ bữa ăn. Từ đó giúp hoạt động tiêu hóa diễn ra thuận lợi nhờ chức năng cô đặc và dự trữ dịch mật. Trong bữa ăn túi mật sẽ co bóp, tống đẩy dịch mật xuống tá tràng để tiêu hóa chất béo trong thức ăn. Ngoài bữa ăn, dịch mật vẫn tiếp tục được gan bài tiết và được cô đặc, dự trữ trong túi mật, chuẩn bị sẵn sàng cho bữa ăn tiếp theo.

Sau phẫu thuật cắt túi mật, dịch mật sẽ không còn nơi dự trữ mà được đưa trực tiếp xuống tá tràng nên người bệnh dễ tiêu chảy, đầy trướng bụng hoặc đau dạ dày. Vì thế, sau khi cắt túi mật để cơ thể có thời gian thích nghi, hồi phục và tránh rối loạn tiêu hóa, người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Chẳng hạn như chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày, hạn chế thực phẩm giàu chất béo, thực phẩm dễ sinh hơi (thực phẩm lên men, muối chua…).

Chế độ ăn trong thời gian đầu sau mổ

Ăn gì sau cắt túi mật để chóng khỏe, giảm khó tiêu, tiêu chảy - 2
Thời gian đầu sau mổ cắt túi mật nên ăn đồ ăn mềm, dễ tiêu, không sinh hơi như cháo, súp

2 - 3 ngày đầu sau phẫu thuật

- Trong những ngày này người bệnh chỉ ăn thức ăn lỏng, mềm, dễ tiêu như súp, cháo, rau củ… không ăn thức ăn đặc, hay đồ ăn chứa dầu mỡ để tránh làm tăng áp lực lên hệ thống đường mật.

- Sau phẫu thuật, cơ thể dễ mất nước, mệt mỏi làm chậm quá trình hồi phục, vì thế, ngay khi tỉnh lại, bạn nên uống một chút nước sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Cơ thể đủ nước sẽ đào thải nhanh chóng lượng thuốc tê, thuốc mê còn sót lại. Bạn có thể bổ sung một phần nước bằng nước ép trái cây ít đường như táo, nho, cam... nhưng cần tránh dùng trà đặc, cà phê vì có thể kích thích gây tiêu chảy.

- Trong thời gian nằm viện, bác sĩ có thể khuyến khích bạn vận động nhẹ nhàng để giảm khó tiêu và giúp máu lưu thông. Nếu có thể, bạn nên tập hít sâu, thở chậm cũng sẽ giúp giảm ứ dịch tại phổi, giảm ho và những ảnh hưởng do thuốc gây tê, gây mê trên cơ thể.

1- 3 tuần tiếp theo (giai đoạn phục hồi)

Ăn gì sau cắt túi mật để chóng khỏe, giảm khó tiêu, tiêu chảy - 3
Thịt lợn, thịt bò không thích hợp cho người bệnh phẫu thuật túi mật trong giai đoạn phục hồi

Thời gian này vẫn nên giữ chế độ ăn dễ tiêu hóa nhưng cần nhiều hơn rau xanh và trái cây giàu chất xơ để tránh táo bón và bình thường hóa nhu động ruột. Cần tăng từ từ lượng chất xơ để tránh sinh hơi.

Thêm dần thịt (chất đạm) trong khẩu phần ăn, nhưng chỉ nên ăn thịt trắng như thịt da cầm (cần bỏ da), cá. Không nên ăn thịt đỏ như lợn, thịt bò.

- Ăn theo nguyên tắc từ ít đến nhiều, vừa ăn vừa thăm dò. Khi không còn thấy đau bụng, khó chịu sau ăn thì có thể dần chuyển sang thức ăn đặc. Nên ăn thành nhiều bữa trong ngày, không nên ăn ít bữa nhưng quá no.

- Tránh ăn đồ ăn nhiều chất béo, dầu mỡ đặc biệt là chất béo từ động vật như nội tạng, lòng đỏ trứng, đồ ăn chiên rán, thức ăn nhanh vì chúng có thể khiến bạn bị đau bụng, khó tiêu.

- Không ăn thực phẩm cay, nóng (ớt, tỏi, hạt tiêu…), vì chúng dễ gây kích ứng dạ dày. Nên tránh ăn các loại nước sốt, nước luộc thịt, nước hầm xương vì có chứa chất béo gây khó tiêu, tiêu chảy.

Chế độ dinh dưỡng lâu dài sau phẫu thuật

Từ sau tuần thứ 3 trở đi sức khỏe tiêu hóa bắt đầu được phục hồi, dinh dưỡng không còn bị bó hẹp như những ngày sau mổ. Bạn có thể ăn uống gần như bình thường nhưng vẫn cần tránh thức ăn có nhiều chất béo và vẫn chưa nên ăn thịt lợn, bò trong vài tháng tiếp theo. Cụ thể:

- Ăn ít chất béo từ động vật: Không nên ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo, cholesterol như da, mỡ, phủ tạng động vật, các loại thịt màu đỏ. Vì không chỉ gây khó tiêu, đau bụng, trướng hơi và tiêu chảy mà còn làm tăng nguy cơ hình thành sỏi. Tuy nhiên, người bệnh không nên loại bỏ hoàn toàn chất béo ra khỏi chế độ ăn, vì chất béo vẫn là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Thay vào đó, người bệnh nên lựa chọn nguồn chất béo tốt (chất béo chưa bão hòa) như: dầu ô liu, quả bơ, dầu cải; chất béo từ cá hoặc các loại hạt như hạt óc chó, hạnh nhân…

Ăn gì sau cắt túi mật để chóng khỏe, giảm khó tiêu, tiêu chảy - 4
Sau cắt túi mật người bệnh nên ăn nhiều chất xơ để hạn chế tình trạng tiêu chảy

- Sữa và các chế phẩm từ sữa: Sữa nguyên chất chứa nhiều chất béo và không thích hợp với người đã cắt bỏ túi mật. Bạn nên chọn các chế phẩm thay thế tương đương như: sữa chua, sữa ít béo (sữa gầy), phô mai ít béo hoặc sữa đậu nành.

- Ăn tăng chất xơ: Nếu bị tiêu chảy sau phẫu thuật, người bệnh nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ trong các loại rau xanh lá như rau cải bó xôi, đậu bắp hoặc trái cây họ cam quýt, khoai lang… để tăng hấp thu nước ở đường ruột làm giảm số lần tiêu chảy. Trong trường hợp tiêu chảy kéo dài cần phải được điều trị.

- Thực phẩm cần tránh: Đồ ăn chiên rán, đồ ăn chua cay, các chế phẩm từ sữa hoặc đồ uống có chứa cafein, rượu, bia, thuốc lá vì đây đều là những thứ gây khó tiêu, đặc biệt khi cơ thể bạn chưa hồi phục sau cuộc phẫu thuật thì cần tránh xa những thực phẩm này.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Đởm Khang - giải pháp hỗ trợ cho người sỏi mật

Sau phẫu thuật lấy sỏi, không chỉ ăn uống khó tiêu mà sỏi có nguy cơ tái phát (sỏi hình thành ở các vị trí khác). Lúc này, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Đởm Khang chính là lựa chọn tốt để giúp hỗ trợ làm giảm tình trạng khó tiêu và phòng ngừa tái phát sỏi.

PR6 - dantri - Kim Đởm Khang.docx.jpeg

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa Tpbvsk Kim Đởm Khang ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

PV

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm