1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

8 ngộ nhận đúng sai về bệnh tiêu hóa

(Dân trí) - Bệnh đường tiêu hóa là căn bệnh phức tạp, chứa đựng nhiều bí ẩn mà đến nay khoa học vẫn chưa hiểu hết, thậm chí có cả những lời đồn, cách chữa không có cơ sở dẫn đến làm tăng bệnh, thậm chí còn gây nguy hiểm cho con người.

Dưới đây là một số vấn đề có liên quan đến căn bệnh này được khoa học giải thích dựa trên những nghiên cứu khoa học mới nhất.

1. Bệnh u xơ dạ dày là do ăn thực phẩm cay nóng và stress?
 
8 ngộ nhận đúng sai về bệnh tiêu hóa - 1


Theo nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy một số dạng u xơ (đau dạ dày) là do 2 nguyên nhân, một là viêm nhiễm khuẩn Helicobacter pylory (H.pylori) hoặc do dùng một số loại thuốc giảm đau như aspirin, ibuprophen hoặc naproxen, người ta gọi chung là nhóm thuốc NSAID (thuốc chống viêm phi kháng nguyên) chứ không phải do ăn thực phẩm cay nóng và stress.
 
Hầu hết các dạng u xơ liên quan đến thuốc NSAID có thể chữa được bằng thuốc kháng sinh hoặc thuốc bảo vệ dạ dày, thuốc làm giảm tính axít trong dạ dày và tránh dùng nhóm thuốc thuốc NSAID kể trên. Bởi vậy biết được điều này người ta có thể tránh được bệnh ngoài ra ung thư cũng là căn bệnh làm tăng bệnh uxơ dạ dày.
 
2. Hút thuốc lá làm giảm chứng ợ chua?
8 ngộ nhận đúng sai về bệnh tiêu hóa - 2


Thực ra hút thuốc lá không làm giảm chứng ợ chua (Heart burn) mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Heartburn xảy ra khi cơ thực quản và dạ dày bị nới lỏng làm cho axít trong dạ dày đẩy lên thực quản. Những người hút thuốc lá nhiều sẽ làm viêm thực quản và làm cho cơ của bộ phận này yếu đi giống như chiếc van một chiều không đóng mở được nên axít tự nó sẽ trào ngược lên miệng. Vì vậy để giảm bệnh cách tốt nhất là bỏ thuốc và đi kiểm tra điều trị những căn bệnh có liên quan.
 
3. Trẻ nhỏ ít khi mắc bệnh về đường tiêu hóa?
 
8 ngộ nhận đúng sai về bệnh tiêu hóa - 3


Theo số liệu thống kê thì tại Mỹ căn bệnh này xuất hiện ở cả trẻ nhỏ lẫn người lớn, trung bình cứ 200 người thì có 1 mắc bệnh di truyền liên quan đến đường ruột. Đôi khi có cả căn bệnh từng mắc từ khi còn nhỏ nay tái phát triển trở lại, ở trẻ nhỏ thường gặp là bệnh tiêu chảy, chậm lớn còn ở người lớn thường thấy như đầy hơi, chướng bụng, táo bón, tiêu chảy, đau bụng, phát ban, thiếu máu, loãng xương do hệ thống tiêu hóa hấp thụ dưỡng chất kém.
 
Bệnh về đường ruột thường gây ra những sự chuẩn đoán nhầm và phải mất thời gian dài mới biết nguyên nhân chính xác.
 
Những người mắc bệnh về đường ruột không nên ăn thực phẩm có chứa gluten. Đây là loại protein có trong ngũ cốc, mạch, mì.., là thủ phạm làm tăng chứng viêm nhiễm và gây phá hủy lớp lót của ruột non, giảm khả năng hấp thụ dưỡng chất của ruột non cũng như hệ thống tiêu hóa trong cơ thể.
 
4. Thụt tháo chữa táo bón là vô hại?
 
Thụt tháo (enema) là cách làm được người ta dùng để thụt sạch phân trước khi giải phẫu. Có quá ít nghiên cứu về vấn đề này nên người ta chưa khẳng định được chắc chắn là vô hại hay không. Có nghiên cứu cho rằng thủ thuật này có thể gây ảnh hưởng đến ruột kết, cơ ruột.., tuy nhiên cũng có người cho rằng đây là phương pháp tự nhiên giống như một quá trình bình thường của ruột, bởi vậy trước khi áp dụng thủ thuật này nên tư vấn bác sĩ.
 
5. Viêm túi thừa là căn bệnh nguy hiểm?
8 ngộ nhận đúng sai về bệnh tiêu hóa - 4




Theo số liệu thống kê những người trên 60 thường mắc phải căn bệnh này nhưng triệu chứng và những biến chứng ít khi xuất hiện. Bệnh viêm túi thừa là do túi (sacs) hay còn gọi là túi thừa trong thành của ruột kết phát triển tăng về số lượng khi người ta tuổi cao. Phần lớn là không có dấu hiệu trừ khi chụp X quang hoặc khám ruột bằng kỹ thuật soi ruột kết. Có khoảng 10% người mắc bệnh này không phát triển biến chứng viêm nhiễm, chảy máu hoặc thủng ruột kết.

6. Viêm ruột mãn tính là căn bệnh do yếu tố tâm thần gây ra?

8 ngộ nhận đúng sai về bệnh tiêu hóa - 5


Viêm ruột mãn tính (IBD) có hai dạng, một là viêm loét đại tràng và bệnh Crohn, cả hai chứng bệnh này đều dẫn đến viêm ruột. Nguyên nhân gây bệnh đến nay người ta vẫn chưa tường hết, có thể do virus hoặc vi khuẩn tương tác, phản ứng với hệ thống miễn dịch của cơ thể và không hề có giả thuyết nào cho rằng bệnh IBD là do căng thẳng, lo lắng hoặc yếu tố tâm thần gây ra.

7. Bệnh gan mãn tính là do nghiện rượu?

8 ngộ nhận đúng sai về bệnh tiêu hóa - 6


 
Theo nghiên cứu thì nghiện rượu chỉ là một trong số rất nhiều nguyên nhân gây bệnh gan mãn tính, đây là căn bệnh làm suy giảm các chức năng của gan. Tại Mỹ nguyên nhân do rượu chỉ chiếm một nửa số ca mắc bệnh, số còn lại là do các nguyên nhân khác. Ví dụ ở trẻ nhỏ là do chứng xơ hóa, do thiếu hụt alpha-1 anti Trypsin, hẹp túi mật, bệnh lưu giữ glycogen và nhiều căn bệnh lạ khác. Ở người lớn còn do bệnh viêm gan B hoặc C, bệnh viêm gan túi mật sơ cấp, bệnh lưu giữ kim loại bất thường (như sắt, đồng) trong cơ thể, các phản ứng nghịch của thuốc chữa bệnh, do béo phì và mắc bệnh tiểu đường.
8. Phẫu thuật tạo hậu môn nhân tạo làm đàn ông bất lực và phụ nữ vô sinh ?

8 ngộ nhận đúng sai về bệnh tiêu hóa - 7

Nói chung thủ thuật này hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến cuộc sống tình dục và khả năng sinh sản của con người, nó chỉ cắt đi một phần nhỏ đoạn ruột trồi ra ngoài. Bằng kỹ thuật hiện đại, phương pháp phẫu thuật trên vừa an toàn đảm bảo vệ sinh, mau lành bệnh và không gây ảnh hưởng chức năng sinh lý của con người. Trừ trường hợp đàn ông đã mổ tạo hậu nhân tạo do bệnh ung thư hoặc phụ nữ đã cắt bỏ dạ con.
 
KHẮC NAM
Theo Net/MN