7 cách chống sẩy thai
(Dân trí) - Sẩy thai có thể do rất nhiều nguyên nhân và có những nguyên nhân hoàn toàn có thể “khống chế”.
Sẩy thai có thể do các yếu tố ngoại cảnh như tai nạn, đòn giáng mạnh vào bụng hay yếu tố nội tại như cơ thể tự đào thải bào thai kém phát triển hay các vấn đề di truyền, bất thường nhiễm sắc thể, lối sống không lành mạnh, bệnh mãn tính, căng thẳng thần kinh, mất cân bằng nội tiết tố, u nang, u xơ tử cung, chứng màng trong tử cung , tuyến giáp, rụng trứng bất thường, cổ tử cung yếu, uống rượu quá nhiều, hút thuốc quá nhiều, dị tật tử cung của thai phụ đều có thể là nguyên nhân dẫn đến sẩy thai.
1. Ăn uống đủ chất
Thức ăn đóng vai trò quan trọng giúp thai phụ có một thể chất mạnh khỏe.
Ngay từ giai đoạn đầu thai kỳ, bà bầu cần bổ sung những thực phẩm bổ dưỡng vào chế độ ăn uống hàng ngày. Thực phẩm đủ chất dinh dưỡng không chỉ tốt cho thai phụ mà còn tốt cho sự phát triển của bé.
2 . Uống nhiều nước
Nước chứa nhiều khoáng chất và cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi trong bụng mẹ. Bên cạnh đó, nước còn giúp thải độc ra khỏi cơ thể mẹ.
3 . Bổ sung progestogen
Progestogens là hoóc-môn tạo ra màng trong của tử cung. Nhờ đó, thai phụ sẽ không thể có kinh nguyệt đồng thời giữ cho tử cung không bị co rút trong quá trình mang thai. Những phụ nữ đã từng sẩy thai trước đó cần bổ sung nội tiết tố này theo chỉ định của bác sĩ để tránh những rủi ro ngoài ý muốn.
4. Không tập thể dục cường độ mạnh
Giữ trọng lượng cơ thể tăng ổn định trong thời gian mang thai là điều cần thiết, nhưng điều đó không có nghĩa là thai phụ cần tập thể dục cường độ mạnh. Các bài tập cường độ mạnh có thể khiến bà bầu đau đớn và gây sẩy thai. Lời khuyên dành cho thai phụ là tập các bài thể dục nhẹ nhàng và dừng lại ngay khi bạn thấy không thoải mái.
5. Giữ tâm trí thoải mái
Bạn cần phải hoàn toàn thư giãn cả về thể chất lẫn tinh thần trong ba tháng đầu thai kỳ. Bất kỳ căng thẳng nào về tinh thần cũng như rối loạn thể chất đều có thể gây ảnh hưởng xấu tới thai phụ và gây sẩy thai. Thai phụ đã từng sẩy thai cần đặc biệt lưu ý tới vấn đề này.
6. Khám thai định kỳ
Kể cả khi thai phụ cảm thấy mình mang thai khỏe mạnh, thai phụ vẫn cần đến khám thai đúng theo lịch hẹn của bác sĩ sản khoa. Bác sĩ không chỉ cho bà bầu biết về các giai đoạn của thai kỳ, và còn có thể tư vấn cho bà bầu về những điều cần lưu ý. Bên cạnh đó, bà bầu cần cho bác sĩ biết về bất kì thay đổi nào trong quá trình mang thai và có thể hỏi bác sĩ sản khoa về việc dùng tiếp các loại thuốc đã và đang sử dụng trong thai kỳ.
7. Tránh xa các tia X-quang và các tia có hại khác.
Thai phụ cần lưu trữ sổ y bạ và đưa cho bác sĩ sản khoa kiểm tra lịch sử khám bệnh trước đó; đồng thời tránh chụp X-quang trong thời kì mang bầu.
Trần Hằng
Theo Magforwomen