5 yếu tố tăng cường khả năng miễn dịch ở trẻ

(Dân trí) - Khi sinh ra, hệ thống miễn dịch của trẻ yếu hơn người lớn bởi bé chưa được trải nghiệm, tích lũy phòng ngừa bệnh tật. Vậy nên thói quen sinh hoạt và phương pháp bảo vệ sức khỏe đúng cách sẽ giúp bé tăng cường khả năng miễn dịch của mình.

  

5 yếu tố tăng cường khả năng miễn dịch ở trẻ - 1


1. Kéo dài thời gian bú sữa mẹ

 

Việc bú sữa mẹ có tác dụng phòng ngừa một số bênh như: viêm tai, dị ứng, đi ngoài…và chứa lượng kháng thể phong phú.  

 

Hiệp hội Nhi khoa Mỹ khuyến nghị các bà mẹ hãy cho con bú sữa mẹ ít nhất một năm, hoặc ít nhất là trong 2-3 tháng đầu bởi sữa mẹ giúp bổ sung kháng thể cho trẻ.

 

2. Ngủ đủ giấc

 

Nghiên cứu cho thấy, sự mất ngủ ở người lớn sẽ khiến các tế bào già cỗi khó “chết”, hệ thống miễn dịch suy giảm và chức năng phòng chống ung thư bị ảnh hưởng khiến người mất ngủ dễ bị bệnh và điều này cũng xảy ra với trẻ.

 

 Giấc ngủ tốt nhất kéo dài 18 tiếng đối với trẻ mới sinh, 12-13 tiếng với trẻ trong thời kỳ 1-3 tuổi và 10 tiếng với trẻ 4-6 tuổi.

 

3. Tăng cường dinh dưỡng từ hoa quả và rau xanh

 

Cà rốt, các loại đậu đỗ, cam, dâu tây giàu catoten như vitamin C giúp tăng cường khả năng miễn dịch. Dinh dưỡng thực vật còn tăng cường sản xuất chất chống viêm tế bào máu trắng và interferon-ngăn chặn virus trên bề mặt tế bào.

 

Nghiên cứu cho thấy nếu trong thực phẩm của trẻ có chứa dinh dưỡng thực vật phong phú sẽ tăng cường khả năng phòng ngừa các bệnh mãn tính, tim và ung thư trong tương lai.

 

Chuyên gia khuyến nghị: Mỗi ngày cho trẻ ăn 5 loại rau quả theo liều lượng:

-         Trẻ sơ sinh 1 phần tương đương 2 thìa 15ml

-         Trẻ lớn hơn là 1 cốc 236.6ml  

 

4.   3 điều chú ý về vệ sinh cá nhân

 

Rửa tay: Người lớn thường tiếp xúc với các loại vi khuẩn, do đó hãy rửa tay trước khi tiếp xúc với trẻ. Đồng thời rửa tay cho cả bé. Tay bé tiếp xúc với bình sữa, đồ chơi, quần áo và trẻ chưa ý thức được hành vi cho tay vào miệng. Vì vậy việc vệ sinh tay là rất quan trọng.

 

Phòng ngừa với người bị cảm cúm: Thông thường khi trong nhà có người bị cúm, hãy đeo khẩu trang để ngăn ngừa lây nhiễm cho trẻ. Nếu bệnh nặng, tốt nhất nên cách li với bé.

 

Bỏ thuốc lá: Trung tâm nghiên cứu và phòng chống bệnh tật của Mỹ cho biết, trong khói thuốc có hàng ngàn chất độc và đa số trong đó đều có hại hoặc giết đi những tế bào của cơ thể. Tốc độ hô hấp của trẻ nhanh hơn người lớn và hệ thống giải độc trong cơ thể chưa được hoàn hiện, do đó dễ bị ảnh hưởng bởi khói thuốc. Ngoài ra khói thuốc còn gia tăng hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh, viêm phế quản, nguy cơ hen suyễn, ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thần kinh.

 

5. Lưu ý khi hoạt động ngoài trời

 

Tắm nắng và hít thở không khí trong lành: điều này vô cùng quan trọng với trẻ.Trẻ sau khi đầy tháng có thể tiến hành theo tháng tuổi. Tắm nước, tắm nắng và không khí trong lành giúp bé điều hòa cơ thể thích ứng với nhiệt độ bên ngoài, rèn luyện khả năng đề kháng.

 

Tiếp xúc với người ngoài: Khi tiếp xúc với mọi người trong môi trường bên ngoài không những giúp trẻ rèn luyện và tăng cường khả năng miễn dịch đồng thời giúp trẻ phát triển tâm lý lành mạnh. Rất nhiều bậc phụ huynh do lo lắng trẻ gặp nhiều người sẽ dễ sinh bệnh, tuy nhiên thực tế ngược lại, chỉ cần môi trường thông thoáng như công viên, tiếp xúc với những người khỏe mạnh sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Không nên đưa trẻ đến nơi ồn ào như: chợ, siêu thị…nơi có mật độ người đông.

 

Tăng cường khả năng chống lạnh cho trẻ: Dùng khăn ngâm trong nước thường, vắt khăn không quá khô lau mặt mũi và vùng quanh mũi cho trẻ, mỗi ngày 3-4 lần, mỗi lần 3-5 phút. Phương pháp này giúp mũi trẻ không bị khô và giúp trẻ thích ứng với không khí lạnh. Hãy làm việc này trước khi cho trẻ ra ngoài.

 

Hạnh Phúc

Theo FM

 

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm