3 thói quen trời lạnh cực nguy hại với người tiểu đường
(Dân trí) - Các chuyên gia y tế đã chỉ ra 3 thói quen nguy hại của người tiểu đường vào mùa lạnh khiến họ phải đối mặt với nguy cơ bị đột quỵ, tính mạng chỉ còn trong gang tấc.
Trời lạnh làm tăng nguy cơ đột quỵ
Theo GS.TS Nguyễn Văn Thông – Chủ tịch hội Đột quỵ Việt Nam, Nguyên giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108: "Bản thân đường huyết tăng cao lâu ngày đã làm tăng lắng đọng cholesterol, gây ra các mảng xơ vữa tại thành mạch, giảm khả năng đàn hồi của mạch máu, chít hẹp lòng mạch gây bít tắc mạch máu, làm ngưng trệ tuần hoàn. Khi mạch máu não bị tắc, sẽ dẫn đến đột quỵ, nhồi máu não.
Vào mùa đông, nhất là những ngày thời tiết dao động, thay đổi nhiệt độ đột ngột như hiện nay, tình trạng này càng trầm trọng hơn. Các nhà nghiên cứu phát hiện: nhiệt độ cứ giảm 2,9 độ C trong khoảng 24h có thể tăng nguy cơ đột quỵ lên 11%".
Theo thống kê, có đến 90% người bệnh không hoàn toàn bình phục sau đột quỵ. 15% sẽ tử vong sau 1 thời gian ngắn, 85% còn lại đa phần bị tàn phế, liệt nửa người, mất ý thức, thậm chí phải sống đời thực vật.
3 thói quen nguy hại của người tiểu đường vào mùa lạnh
Các chuyên gia y tế cũng chỉ ra 3 thói quen sai lầm khiến người tiểu đường đến gần hơn với vực thẳm đột quỵ, khiến tính mạng của họ ngàn cân treo sợi tóc:
1. Vừa ngủ dậy đã ra khỏi chăn và xuống giường ngay
Theo các nghiên cứu của bác sĩ khoa cấp cứu Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, trong 2 năm từ năm 2016-2017, có tới 60% trong tổng số 4000 bệnh nhân cấp cứu tại bệnh viện bị đột quỵ vào thời gian buổi sáng từ 5h-8h sáng. Nhiều trường hợp xuất phát từ thói quen không ai ngờ tới như vừa ngủ dậy đã ra khỏi chăn và xuống giường ngay. Thói quen này làm cơ thể phải đối diện với việc tăng nhịp tim, thay đổi hormone và tăng huyết áp đột ngột.
Khi huyết áp tăng cao sẽ làm tăng sức ép lên thành mạch, làm bong tróc các mảng xơ vữa của mạch máu, hình thành nên cục máu đông Thêm vào đó, sau 1 đêm cơ thể không được cung cấp nước sẽ khiến máu trở lên cô đặc hơn. Cộng với lượng nitric oxit (gọi tắt là NO) – chất có vai trò quan trọng trong việc mở rộng mạch máu tăng dòng chảy cho oxy khi mới ngủ dậy là rất thấp, sẽ khiến lòng mạch có nguy cơ bị bít tắc bởi các cục máu đông. Nếu tắc mạch ở não, sẽ gây nhồi máu não.
Đối với người tiểu đường, độ nhớt trong máu còn tăng hơn nữa sẽ gây tổn thương, xơ vữa mạch máu nhiều hơn, đẩy nguy cơ đến với vực thẳm đột quỵ cao hơn những người bình thường.
2. Tập thể dục quá sớm
Vào mùa đông, nhiều người tiểu đường vẫn giữa thói quen dậy sớm để đi tập thể dục. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc tập thể dục quá sớm sẽ làm cơ thể bị nhiễm lạnh đột ngột, khiến các mạch máu bị co lại, máu lưu thông kém, huyết áp tăng lên.
Đó là chưa kể sáng sớm dễ ngưng tự khá nhiều khí CO2 do các thảm thực vật thải khí CO2 cả đêm làm không khi bị ô nhiễm. Do đó, tập thể dục vào thời điểm này cũng sẽ làm giảm quá trình lưu thông máu.
Với người tiểu đường, nên tình trạng này lưu thông máu kém này còn trầm trọng hơn do đường máu tăng cao trong 1 thời gian dài đã khiến mạch máu bị viêm mạn tính và rối loạn chuyển hóa mỡ máu, làm độ nhớt trong máu cao.
Kết quả là quá trình lưu thông máu lên não chậm, gây thiếu máu não. Nếu thiếu máu não ở mức độ nghiêm trọng, kể cả trong thời gian ngắn cũng có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như nhũn não, suy giảm chức năng vùng não đó chi phối như vận động, trí nhớ… thậm chí làm người bệnh đột quỵ.
3. Tắm nước quá nóng
Những ngày giá rét cũng là thời điểm nhiều người tiểu đường bị đột quỵ do tắm nước quá nóng (trên 37 độ C). Bởi tắm nước quá nóng sẽ gây áp lực cho tim do tất cả các mạch máu trong da đều giãn nở hết cơ, gây thiếu oxy cung cấp đến tim. Cơ thể người tiểu đường có thể bị mất nước, hạ đường huyết, mất cân bằng điện giải và ngất xỉu.
Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, có thể tính mạng của người bệnh sẽ "chỉ còn trong gang tấc".
Chủ động sửa sai và phòng ngừa tăng đường huyết trong mùa đông bằng thảo dược
Các chuyên gia khuyên người bệnh khi ngủ dậy không nên xuống giường ngay, mà nên nằm yên trên giường khoảng 5 phút, hít thở thật sâu. Sau đó, vận động tại chỗ 1 lúc rồi mới nên xuống giường. Nên tập thể dục vào sau 8h sáng và không nên tắm nước quá nóng trên 37 độ C.
Đồng thời, nên chủ động phòng ngừa tăng đường huyết trong mùa đông bằng việc kết hợp Tây y với các sản phẩm chiết xuất từ thảo dược như dây thìa canh chuẩn hóa GACP-WHO (tiêu chuẩn trồng trọt và thu hái dược liệu tốt theo chuẩn của Tổ chức Y tế Thế Giới) để giúp quá trình điều trị được hiệu quả hơn.
Theo Thầy thuốc ưu tú Doãn Thị Tường Vy: "Dây thìa canh chuẩn hóa GACP-WHO giúp ức chế hấp thu đường ở ruột, giảm tân sinh đường từ gan vào máu, giúp kích thích tuyến tụy tăng tiết insulin, tăng men sử dụng đường ở mô và cơ. Nhờ vậy giúp hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết, hạ HbA1c về ngưỡng an toàn, giảm mỡ máu xấu, sử dụng hàng ngày giúp phòng ngừa biến chứng tiểu đường"
Được biết, Tháng 4/2018, loại dược liệu này chính thức được đưa vào Dược điển Việt Nam – "văn bản quy phạm kỹ thuật quan trọng về tiêu chuẩn hóa dược liệu được áp dụng trong ngành Dược".
Thông tin cho bạn đọc:
TPBVSK Diabetna chiết xuất từ dây thìa canh chuẩn hóa GACP-WHO
TPBVSK Diabetna có bán ở các hiệu thuốc trên toàn quốc
Tổng đài tư vấn tiểu đường MIỄN PHÍ: 1800. 6316
Tra cứu nơi bán sản phẩm: BẤM VÀO ĐÂY
Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh