3 nhóm người có nguy cơ cao mắc viêm mũi dị ứng
(Dân trí) - Viêm mũi dị ứng là bệnh phổ biến với tỷ lệ mắc cao, tới 30% dân số thế giới. Bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ ai, trong những độ tuổi khác nhau, từ người già tới trẻ nhỏ.
3 nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc viêm mũi dị ứng
Người thân trong gia đình có tiền sử bị dị ứng: nếu trong gia đình bạn có cha mẹ hoặc anh chị em có tiền sử bị dị ứng (kể cả viêm mũi dị ứng, hen suyễn, eczema…) thì khả năng bạn mắc phải viêm mũi dị ứng cao hơn người khác.
Sống, làm việc trong môi trường nhiều bụi: những người sống ở vùng ô nhiễm không khí thường dễ bị viêm mũi dị ứng. Công nhân làm trong các nhà máy sản xuất xi măng hoặc dệt may… cũng dễ mắc viêm mũi dị ứng do tiếp xúc với nhiều bụi mịn.
Người bị viêm mũi mạn tính: những người viêm mũi mạn tính không do dị ứng cũng có nguy cơ mắc viêm mũi dị ứng. Nguyên nhân là khi mũi bị viêm trong thời gian dài, niêm mạc mũi bị tổn thương và trở nên nhạy cảm hơn với các dị nguyên từ môi trường ngoài.
Ngoài 3 nhóm trên, viêm mũi dị ứng còn dễ xuất hiện ở người có cơ địa dị ứng, người suy giảm miễn dịch, nhân viên y tế thường xuyên tiếp xúc với chất tẩy rửa, người có thói quen hút thuốc lá…
Làm gì để hạn chế viêm mũi dị ứng ở người có nguy cơ cao?
Áp dụng những biện pháp phòng ngừa và kiểm soát sẽ giúp người có nguy cơ cao mắc viêm mũi dị ứng tránh mắc phải căn bệnh này.
Tránh tiếp xúc với chất gây dị ứng:
Phấn hoa: đóng cửa sổ vào mùa phấn hoa cao điểm, tránh ra ngoài vào những ngày nhiều gió hay sáng sớm (thời điểm mức phấn hoa cao nhất).
Bụi nhà và mạt bụi: vệ sinh nhà cửa thường xuyên, sử dụng máy hút bụi, giặt ga trải giường và rèm cửa bằng nước nóng…
Lông thú cưng: cách ly với thú cưng; vệ sinh, chải lông cho chúng thường xuyên.
Nấm mốc: giữ nhà cửa luôn khô ráo, đặc biệt là phòng tắm, nhà bếp.
Bụi mịn: đeo khẩu trang trước khi ra khỏi nhà, tránh khói thuốc lá, hạn chế ra ngoài vào những ngày chất lượng không khí kém.
Thay đổi thói quen sinh hoạt:
Tắm sau khi ra ngoài có thể giúp bạn loại bỏ dị nguyên trên da và tóc; rửa mũi với nước muối sinh lý để làm sạch chất gây dị ứng ra khỏi niêm mạc; duy trì chế độ ăn uống cân đối, giàu vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng tự nhiên.
Ngoài ra, bạn có thể tập các bài tập yoga, thiền, tập thở để giảm bớt áp lực căng thẳng trong cuộc sống cũng như giảm bớt nguy cơ viêm mũi dị ứng.
Điều chỉnh môi trường làm việc:
Nếu như bạn làm những công việc phải tiếp xúc nhiều với hóa chất hay bụi thì cần sử dụng các biện pháp bảo hộ như khẩu trang, kính bảo hộ, quần áo bảo hộ. Trong một số trường hợp, khi bị viêm mũi dị ứng nặng, bạn có thể xem xét thay đổi công việc hoặc vị trí làm việc để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.
Giảm nhanh các triệu chứng viêm mũi dị ứng với fexofenadin
Theo ThS.BS.CK2 Nguyễn Minh Hảo Hớn - Trưởng khoa Mũi xoang, Bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM, điều trị viêm mũi dị ứng tùy thuộc theo từng mức độ và từng loại. Theo khuyến cáo của ARIA, thuốc đầu tiên được chọn lựa trên tất cả các dạng viêm mũi dị ứng, từng mức độ đó là thuốc kháng histamin thế hệ mới. Bệnh nhân nên dùng ngay. Nếu triệu chứng không thuyên giảm nên đến ngay cơ sở khám bệnh để được bác sĩ thăm khám và tư vấn thuốc phù hợp.
Thuốc kháng histamin điều trị viêm mũi dị ứng gồm có thế hệ 1 và thế hệ 2. Trong đó, thuốc kháng histamin thế hệ 1 có từ năm 1930, tuy nhiên đặc điểm của thuốc này là qua hàng rào máu não nên gây ra tình trạng buồn ngủ cho bệnh nhân, điều này ảnh hưởng đến công việc hằng ngày, nhất là những người làm công việc văn phòng, tài xế lái xe.
Ngày nay, tình trạng này được khắc phục với việc sáng chế ra thuốc kháng histamin thế hệ 2, không qua hàng rào máu não, khắc phục bất lợi gây buồn ngủ cho người bệnh, nâng cao chất lượng hiệu quả công việc hơn, đặc biệt là tài xế - giảm thiểu nguy cơ tai nạn do buồn ngủ gây ra. Trong đó, fexofenadin thuộc nhóm kháng histamin thế hệ 2 được sử dụng rộng rãi.
Khi đi vào cơ thể, fexofenadin ngăn chặn histamin gắn vào thụ thể H1 trên các tế bào trong cơ thể. Nhờ vậy, giảm các triệu chứng dị ứng như ngứa, sưng và tiết dịch. Thuốc đem lại hiệu quả nhanh, chỉ trong vòng 1-3 giờ sau khi uống và hiệu quả có thể kéo dài 24 giờ.
Nổi bật trong các thuốc chứa fexofenadin lưu hành trên thị trường là Telfor của Dược Hậu Giang (DHG Pharma). Sản phẩm đạt tiêu chuẩn JAPAN GMP và đang được lưu hành trên thị trường với 3 hàm lượng: 60mg, 120mg và 180mg. Hàm lượng 120mg và 180mg chỉ cần dùng 1 viên duy nhất/ngày, có tác dụng kéo dài, tiện lợi, tránh quên thuốc mà vẫn đảm bảo tỉnh táo cả ngày dài.
Bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng các loại thuốc kể trên, nhất là đối với người có bệnh lý nền, người đang dùng nhiều loại thuốc mỗi ngày, người mắc các bệnh suy gan, suy thận, tim mạch, dạ dày… Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.