1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

15 sự thật về khả năng tự khử độc của cơ thể

(Dân trí) - Hàng ngày, chúng ta tiếp nhận rất nhiều chất độc nhưng cơ thể lại có khả năng đặc biệt để loại thải chúng. Tuy nhiên có phải lúc nào chúng cũng làm việc hiệu quả? Cơ chế làm việc và cảnh báo như thế nào giúp ta nhận ra rằng chúng đang có vấn đề?

15 sự thật về khả năng tự khử độc của cơ thể - 1


1. Cơ thể có khả năng giải độc tự nhiên rất tốt để giải thoát các chất độc hại mà chúng ta tích luỹ từ môi trường và thực phẩm ăn hàng ngày.

 

2. Cơ thể có bốn hệ thống chính để loại bỏ những độc tố và rất nhiều hệ thống phụ hỗ trợ chúng giải độc.

 

3. Tuy nhiên nếu số lượng hoá chất chúng ta hấp thụ hàng ngày cao thì hệ thống trong cơ thể khó có khả năng đối phó khi mức độc tố vượt mức cho phép.

 

4. Gan sẽ làm sạch độc tố trong máu 24 giờ/1 ngày, 7 ngày /1 tuần và 365 ngày/1 năm mà không hề ngừng nghỉ.

 

5. Bất cứ thứ gì bạn hít vào, tiêu hoá hay hấp thụ qua da sẽ được lọc thải bởi gan trong trường hợp những thứ đó gây nguỵ hại cho cơ thể.

 

6. Nếu gan ngừng hoạt động thì cũng có nghĩa là cơ thể sẽ bị ngộ độc, sự sống chấm dứt.

 

7. Thận, phổi, ruột và da cũng là hệ thống phụ giúp cho việc thải độc ra ngoài cơ thể nhưng không có một bộ phận nào có thể giải độc tốt hơn gan.

 

8. Phổi có tác dụng lọc khí nhưng nếu có quá nhiều khí độc, chất hoá học thì phản ứng đầu tiên là ho. Một số độc tố có thể được loại thải qua da khi chúng ta toát mồ hôi nên chúng rất hữu ích khi cơ thể ốm sốt.

 

9. Nhưng nếu có một chất nào đó trong cơ thể không loại thải qua da được, da sẽ có phản ứng như nổi mụn, dị ứng hoặc là viêm nhiễm.

 

10. Nếu có quá nhiều chất độc trong ruột sẽ gây ra bệnh tiêu chảy và nếu để cho cơ thể bị táo bón thì nó còn làm cho tình hình tội tệ hơn. Những độc tố từ gan thải qua ruột kết và nếu ruột đầy chất thải ko thải ra ngoài được thì những độc tố ở gan sẽ tích luỹ dần vào các tế bào mỡ, đương nhiên chất độc sẽ ở lại trong cơ thể.

 

11. Thận cũng giống tương tự như vậy, nhiều độc tố có thể gây ra việc thận giữ nước (bí tiểu), thậm chí thận sẽ bị hỏng.

 

12. Gan có thể kiểm soát mọi thứ thậm chí còn có khả năng giải độc không ngừng.

 

13. Nếu gan phải làm việc quá tải thì các độc tố bắt đầu lưu thông trong máu, bên cạnh việc làm cho cơ thể mệt mỏi, chậm chạp và uể oải, những độc tố này còn gây tổn thương cho các tổ chức, bộ phận, tuyến trong cơ thể. Làm gia tăng sự viêm nhiễm, đau đầu, tăng cân và mọi thứ khiến có cảm giác thật tồi tệ.

 

14. Mụn trứng cá, bệnh nhức đầu kinh niên, mệt mỏi mãn tính, nước da xấu, tóc thiếu sức sống và béo bụng là một vài triệu chứng thông thường của việc gan làm việc quá tải.

 

15. Khi bạn bắt đầu có những triệu chứng trên, nó có nghĩa là cơ thể đang cố gắng gửi đến bạn một thông điệp “kêu cứu”. Điều quan trọng cần làm là cải thiện tình trạng sức khoẻ cơ thể thay vì phớt lờ nó bạn nhé.

 

Minh Anh

Theo AWT