12 câu hỏi về chuyện thụ thai

Vợ chồng bạn quyết định có con, nhưng chờ đợi đã hơn 3, rồi 6 tháng, qua một năm vẫn không có gì thay đổi. Sự chờ đợi làm tăng thêm ngờ vực, biết bao nhiêu câu hỏi được đặt ra

12 câu hỏi sau đây có thể giúp bạn loại bỏ một số ý tưởng sai lầm hoặc đôi khi chưa được quan tâm đúng mức.

1. Thời gian để thụ thai kéo dài bao lâu?

Cần phân biệt ngay sau khi rụng trứng, tế bào trứng sống được 10 giờ và tinh trùng có thể ở lại trong tử cung khi còn nóng ấm ít ra cũng gần tuần lễ. Những ngày trước và ngày rụng trứng đều là ngày tốt đẹp.

2. Có phải việc rụng trứng luôn xảy ra vào ngày thứ 14?

Bắt đầu vào tuổi trưởng thành, nữ giới thường phải sống theo cái gọi là kỳ kinh. Trứng thường rụng vào ngày thứ 14. Đối với phụ nữ bình thường kỳ kinh là 28 ngày. Trong trường hợp này, việc rụng trứng xảy ra ngày thứ 14. Nếu 35 ngày, nó sẽ là ngày 21 (lấy 35 trừ cho 14).

Thật khó xác định, người ta chỉ biết rõ lần kế tiếp có như thế nào thôi. Hơn nữa, một chu kỳ có thể thay đổi từ 20 đến 30 ngày tuỳ theo từng người. Có người thất thường tháng này qua tháng khác nhất là việc rụng trứng, gây khó khăn cho mọi dự đoán kể cả người có kỳ kinh đều đặn vẫn có thể xảy ra sớm hoặc muộn hơn.

Nghiên cứu cho biết 30% phụ nữ có kỳ kinh đều giữa ngày thứ 10 và 17, thời điểm rất lý tưởng như gặp miếng đất màu mỡ vậy. Tuy nhiên cũng không dễ xác định được cái khoảnh khắc tốt đẹp ấy một cách chính xác 100%.

3. Đo nhiệt độ

Sự tăng giảm nhiệt độ cho biết những dấu hiệu về kỳ kinh và có thể rụng trứng hay không. Cần phải theo dõi thường xuyên vào giờ nhất định, nhất là buổi sáng, ghi chú trong thời gian 3 kỳ kinh. Nhiệt độ thân thể tăng lên sau khi rụng trứng vì trước đó nó chỉ biến động từ 36,1 độ C rồi 36,7 và vượt qua 37 độ. Sự thay đổi nhiệt độ có khi bất chợt, có khi tăng tuần tự trong 2 hay 3 ngày. Đo nhiệt độ nhiều lần để so sánh các chênh lệch và để dễ dàng theo dõi kỳ rụng trứng lần sau.

4. Các kỳ kinh thất thường, có sao không?

Nếu kỳ kinh trễ hoặc sớm 3 hoặc 4 ngày, không sao. Theo y học, một kỳ kinh được gọi là thất thường khi nó xảy ra cả 10 ngày sai biệt với lúc bình thường. Nói rõ hơn, khi kỳ kinh kéo dài gần 20 hay 35 ngày hoặc hơn thế nữa nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Rối loạn kỳ kinh có khi do chế độ dinh dưỡng, làm mất quân bình về nội tiết tố.

5. Có cần thiết phải đặt chương trình cho những quan hệ tình dục?

Nhất thiết phải có để gia tăng thường xuyên quan hệ tình dục. Với tần suất càng cao càng có nhiều cơ hội may mắn để thụ thai. Trong chu kỳ rụng trứng, giữa ngày 10 và 20 tuỳ theo từng phụ nữ, lý tưởng nhất là "gần gũi" trong hai ngày đó. Tuy nhiên, cũng khó xác định chính xác hoàn toàn.

6. Quá mập hay quá ốm ảnh huởng đến năng lực tình dục?

Có. Quá trọng lượng, béo phì cộng với những xáo trộn kỳ kinh đều gây trở ngại cho năng lực tình dục. Rụng trứng sẽ tốt hơn khi giảm cân từ 5-10%. Những phụ nữ quá ốm cũng khó sinh đẻ.

Việc hạn chế dinh dưỡng, ăn uống, thiếu bù đắp năng lượng làm cho cơ thể uể oải, lúc nào cũng muốn ngủ. Tuyến yên ở đáy não chậm tiết ra các chất kích thích để điều hoà tuyến nội tiết làm cho kỳ kinh và rụng trứng bị rối loạn. Hạn chế ăn uống quá mức, tiếp theo là chán ăn dễ đi tới mất kinh.

7. Có nên ngưng hút thuốc?

Thuốc lá gây trở ngại cho năng lực tình dục của phụ nữ cũng như đàn ông. Chất nicotin làm thay đổi thế quân bình của nội tiết tố. Các chu kỳ không đều, có chảy máu bất thường. Ngoài thuốc lá, rượu cũng làm hỏng chất lượng của tinh trùng.

8. Sau khi ngưng thuốc ngừa thai, có phải chờ đợi không?

Ngưng thuốc không liên quan gì đến năng lực tình dục. Chứng minh: nhiều người quên uống thuốc vẫn có thai ngoài dự tính. Chu kỳ vẫn xảy ra bình thường. Nếu có triệu chứng rối loạn trong thời gian 3 hay 4 tháng cần phải đi khám phụ khoa.

9. Có thai ở tuổi nào?

Khác với phái nam, họ có thể có hàng triệu tinh trùng mỗi ngày, còn phái nữ lại bị giới hạn số lượng về noãn, trứng - càng ngày càng già cỗi theo thời gian tuổi. Ở vào tuổi 25 may mắn có thai vào từng chu kỳ khoảng 25%, 12% tuổi 35, 8% tuổi 40 và 2% tuổi 42 trở đi.

Phụ nữ càng cao tuổi, chuyện thụ thai lại càng chậm, có đôi khi còn nguy hiểm vì dễ hư thai. Việc thụ thai rất mong manh. Đối với phái nam cũng vậy, tuổi càng cao tinh trùng càng giảm bớt tính mạnh mẽ, yếu dần, nhất là từ tuổi 50.

10. Trở ngại có thể do người đàn ông?

Có khoảng 30% trường hợp do từ phía đàn ông. Thực tế, không phải lúc nào tinh trùng cũng dồi dào. Lứa tuổi 50, đàn ông giảm bớt năng lực tình dục, ít nhạy cảm.

11. Bệnh do lây nhiễm từ tình dục có tạo nên bất lực?

Khi bị lây bệnh độc, vi khuẩn ẩn tiềm tàng trong những thành phần của cơ quan sinh dục. Thỉnh thoảng đường tiểu ngứa ngáy, âm đạo bị tổn thương. Mầm vi khuẩn chui vào trong cổ tử cung và các vòi trứng, sau đó làm độc gây ra mùi hôi thối: viêm vòi cấp.

Bệnh lây nhiễm độc tạo ra những bào thai ngoài tử cung kéo theo việc không thể sinh đẻ. Với đàn ông, căn bệnh truyền nhiễm được báo động bởi cảm giác nóng rát khi tiểu, nước tiểu nóng và có thể ngăn chặn tinh dịch lưu chuyển, tạo ra tình trạng không thể sinh sản.

12. Có thể thụ thai sau khi bị hư thai?

Nên chờ một chu kỳ khi cơ thể trở lại bình thường. Phụ nữ dễ có thai trở lại giữa 6 và 9 tháng sau khi bị hư thai.

 Theo Sài Gòn Tiếp Thị