1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

101 thắc mắc về bệnh đái tháo đường và rối loạn chuyển hóa

Hàng trăm thắc mắc của bạn đọc về cơ chế gây bệnh, cách phát hiện, chế độ dinh dưỡng và hướng điều trị của các bệnh rối loạn chuyển hóa, các Chuyên gia hàng đầu về dinh dưỡng và nội tiết nhiệt tình giải đáp.

101 thắc mắc về bệnh đái tháo đường và rối loạn chuyển hóa

Các chuyên gia của BV Đa khoa MEDLATEC tại buổi giao lưu trực tuyến “Đái tháo đường và Rối loạn chuyển hóa” ngày 17/10.

Những hậu quả từ bệnh rối loạn chuyển hóa

Do chế độ dinh dưỡng nhiều chất béo hay chất đạm nạp vào cơ thể nhiều hơn lượng bị tiêu hao, khiến cơ thể bị tích mỡ, lại thêm việc ăn ít chất xơ, thói quen ít vận động hay tính chất công việc ít vận động là nguyên nhân gây béo phì.

Theo số liệu thống kê, nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa tăng lên với tuổi, dưới 10% ở lứa tuổi 20, đến 40% ở lứa tuổi 60.

Ngoài yếu tố di truyền, độ tuổi, béo phì được xem là nguyên nhân phổ biến gây nên các bệnh rối loạn chuyển hóa như tiểu đường, mỡ máu, gout.

Các chuyên gia cho biết: Rối loạn chuyển hóa là nguyên nhân chính gây ra các bệnh tim mạch, đặc biệt là nguy cơ nhồi máu cơ tim. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính, rối loạn mỡ máu có liên quan đến 48% trường hợp tai biến mạch máu não, 56% ca thiếu máu cơ tim trên toàn thế giới. Riêng tại Việt Nam, theo thống kê của Hội phòng Chống tai Biến mạch Máu não Việt Nam, có 200.000 người Việt đột quỵ mỗi năm do rối loạn mỡ máu.

Chẩn đoán bệnh qua xét nghiệm

TS.BS Nguyễn Văn Tiến giao lưu trực tuyến với bạn đọc.

TS.BS Nguyễn Văn Tiến giao lưu trực tuyến với bạn đọc.

Do diễn biến thầm lặng, ít có triệu chứng rõ ràng nhưng để lại biến chứng nguy hại về bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp,… Vì vậy, ngay khi có bất thường của rối loạn chuyển hóa như đau đầu, hoa mắt,… người dân cần đi khám lâm sàng để xác định chính xác.

Tuy nhiên, để biết bệnh ở mức độ nào cần thực hiện xét nghiệm. Thông thường, ngoài việc dựa vào chỉ số BMI - chỉ số cơ thể, cần làm những xét nghiệm như:

Ngoài ra, phục vụ chẩn đoán và điều trị bệnh, còn cần khám lâm sàng và xét nghiệm chuyên sâu như C-peptid, Insulin, thăm dò chức năng,…

Chế độ dinh dưỡng phù hợp

PGS. TS Nguyễn Xuân Ninh - trả lời câu hỏi giao lưu trực tuyến.

PGS. TS Nguyễn Xuân Ninh - trả lời câu hỏi giao lưu trực tuyến.

Bên cạnh việc đi khám định kỳ, chế độ dinh dưỡng có ý nghĩa quan trọng đối với người bệnh, PGS. TS Nguyễn Xuân Ninh cho hay:

Gout và tiểu đường là hai bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính. Yếu tố ăn uống góp 30-50% cơ chế sinh bệnh. Vì vậy, cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Ví dụ, đối với người bị tiểu đường, về nguyên tắc người bệnh cần: Giảm các thức ăn có tinh bột, đường ngọt, đường tinh chế; chia nhỏ bữa ăn thành nhiều 5 đến 6 bữa trong ngày; Thay thế cơm, gạo, bánh mỳ trắng bằng gạo giã rối, gạo nứt, bánh mỳ toàn phần; Ăn hoa quả có vị chua hoặc chát (ổi, chuối), thậm chí dưa hấu (100g/ngày).

Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyến cáo, người dân nên kiểm tra định kỳ 3 tháng/lần để đánh giá kịp thời tình trạng, biến chứng và mức tiến triển của bệnh.

ThS. BS Phan Thanh Sơn tham gia giao lưu.

ThS. BS Phan Thanh Sơn tham gia giao lưu.

Về điều trị bệnh, ThS. BS Phan Thanh Sơn cho biết: Điều trị bệnh rối loạn chuyển hóa cần liên tục, không tự ý dùng thuốc. Tuy nhiên, việc dùng thuốc hay không người dân cần tới bác sỹ để kiểm tra lại và bác sỹ sẽ có lời khuyên chính xác và phù hợp nhất.

Để xem chi tiết nội dung buổi giao lưu trực tuyến, mời Quý vị xem chi tiết TẠI ĐÂY.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm