1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

101 câu hỏi hóc búa về "kẻ ở nhờ phản chủ"

(Dân trí) - Có phải khi ra đời, con trai phải cắt bao quy đầu? Không cắt sẽ khó có con và ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình?... là những câu hỏi mà ngày ngày các bác sĩ nhận được từ các bệnh nhân nam. Dưới đây là lời giải đáp rất cụ thể và rõ ràng của BS Lê Thúy Tươi.

Bao quy đầu ở đâu?

 

Nó là phần da “ôm” lấy đầu dương vật, có tác dụng che phủ, bảo vệ khi dương vật ở trạng thái “nghỉ”. Còn khi “nghiêm” thì dương vật lại dũng mãnh vươn ra phía trước, để bao quy đầu “tụt” hậu cách xa mình.

 

Có phải cắt bao quy đầu là một giải pháp thẩm mỹ?

 

Việc bé trai ra đời được cắt nghiến bao quy đầu đúng là một kiểu giải phẫu thẩm mỹ. Theo quan điểm của các nhà Nam khoa thì dường như “được giải phóng” dương vật khi dậy thì sẽ phát triển tốt hơn.

 

Tục lệ này có từ bao giờ?

 

Từ rất lâu trước khi Chúa giáng sinh và chính Ngài cùng 12 tông đồ cũng được cắt bao quy đầu.

 

Phẫu thuật được thực hiện bình thường ở Cổ Ai Cập và dân tộc AZTEC.

 

Trong kinh thánh, đoạn đầu tiên nói đến cắt bao quy đầu là Genesis, 17: “Và ngươi phải cắt da bao quy đầu của ngươi, nó phải là một biểu hiện của lời thề ước giữa ta và ngươi”.

 

Họ cắt da quy đầu bằng dụng cụ gì?

 

Thời đó, làm gì có dao kéo như bây giờ. Họ cắt da quy đầu bằng một cục đá có cạnh sắc. Công cụ ấy ngày nay còn được dùng trong những bộ lạc bán khai, những bộ lạc tiến bộ hơn thì dùng mảnh thủy tinh vỡ.

 

Có cần thiết đến mức bé trai nào ra đời cũng cần cắt?

 

Ở ta chỉ cắt trong trường hợp bao quy đầu bị chít hẹp (phimosis) hoặc da bao quy đầu quá thừa thãi làm khi cương, dương vật không “thò” đầu ra mà cứ như bị chứng cổ rụt. Đây là “vị khách không mời mà đến”, khó chịu nhất của con trai. Thế là đành đuổi nó đi bằng cách cắt bớt.

 

Cắt như thế nghe nói đâu lắm phải không?

 

Da quy đầu quả là có thần kinh nhưng không thấm vào đâu so với đầu dương vật nên đau cũng vừa vừa, không đến nỗi “không chịu nổi”.

 

Có phải cắt da quy đầu thì vệ sinh hơn?

 

Đúng vậy. Bạn thường thấy một chất khó ngửi, nhầy và quánh như pho-mát đóng giữa bao quy đầu và dương vật. Đó là bựa sinh dục (smegma).

 

Các bạn cứ mặc quần Jeans suốt ngày “ủ” bộ phận sinh dục trong cái nóng nhiệt đới, tối về cởi ra đã ngửi thấy mùi mà các nhà vệ sinh học gọi là “mùi phàn nàn”.

 

Người ta bảo “mùi phàn nàn” sẽ làm tiêu hủy cả loại thuốc kích dục mạnh nhất thế giới. Bạn cắt bao quy đầu, không còn chỗ cho bựa sinh dục tích tụ nữa.

 

Vậy có tránh được nhiễm trùng dương vật không?

 

Đúng và rất đúng. Vi trùng sẽ sinh sôi, phát triển nhanh trong bựa sinh dục gây viêm dương vật. Một bộ phận quan trọng mà các bạn quan tâm nhiều nhất nay đỏ lừa, sưng tướng lên thì bậc trượng phu cũng phải rối tinh rối mù, mất bình tĩnh đến thảm hại.

 

Cắt da bao quy đầu khi “làm chồng” có tốt hơn không?

 

Tốt hơn nhiều chứ. Bởi trực tiếp làm việc thì bao giờ cũng tốt hơn là gián tiếp, phải không bạn?

 

Thế tại sao ta không tuyên truyền rộng rãi để các bà mẹ biết?

 

Ở ta có cái khó là trẻ sơ sinh mà phải cắt cứa cái gì đó không liên quan đến sinh mạng là các bà mẹ, gia đình đều từ chối, tìm mọi lý do để “trốn”. Khi trẻ  3-4 tuổi có khi bị viêm, lúc đi tiểu khó thì lại thương bé còn nhỏ, chọn giải pháp “nong” rộng ra. Thế là chàng trai lớn lên, dậy thì, tự khám phá và nếu thấy không vừa ý mới đi giải quyết.

 

Có phải những trường hợp hẹp bao quy đầu thì lớn lên “chim” sẽ nhỏ?

 

Sự lớn lên của dương vật được testosteron thúc đẩy. Tất nhiên, nếu cái bao bên ngoài nhỏ mà cứ “đẩy” thì cũng khó khăn cho việc lớn lên thật. Lúc ấy, chàng trai sẽ tự thấy mà xin “giải phóng” cho của quý.

 

Nếu bị hẹp bao quy đầu mà không làm gì cả thì hậu quả cuối cùng là gì?

 

Tệ nhất là ung thư dương vật xảy ra ở người không cắt bao quy đầu. Có thể các loại siêu vi cư trú trong bựa sinh dục đã làm biến đổi cấu trúc tế bào mà gây ung thư.

 

Tuy vậy, tỉ lệ ung thư dương vật không cao, người ta chỉ thấy thường xuất hiện ở người không cắt bao quy đầu trong trường hợp chít hẹp.

 

Thế bị ung thư dương vật thì bác sĩ sẽ làm gì?

 

Ôi trời! Bây giờ cứ ung thư là phải “xẻo” mà ném nó đi kẻo nó di căn lung tung thì chỉ có nước tiêu đời. Dù biết đó là của quý nhưng bác sĩ cũng đành gạt nước mắt mà cắt bỏ để cứu con người cụ thể.

 

Rồi những người đó sẽ ra sao?

 

Thì mất đi một chức năng, sức khỏe vẫn đủ, tình cảm vẫn vậy. Người phụ nữ của anh phải chịu thiệt thòi, làm sao được. Bạn có thấy chỉ một chút da mà không xử lý sớm có thể gây nên chuyện to tát như thế đấy.

 

Em hỏi câu này vì tò mò thôi: Con gái có bao quy đầu không?

 

Nghe câu này nhiều cười cho là chuyện ngớ ngẩn, bao quy đầu là “độc quyền” còn con trai chứ nhỉ. Nữ giới có âm vật, giống như dương vật thu nhỏ. Nơi đây được gọi là điểm G. Tại sao gọi là điểm G, bởi đây là chữ viết tắt của nhà khoa học Mỹ Grafenberg phát hiện ra nó. Đã có âm vật thì đương nhiên cũng có bao quy dầu bé tý.

 

Thế con gái có bị cắt bao quy đầu không?

 

Không chỉ cắt bao quy đầu mà một số CLB Châu Phi cắt luôn âm vật của bé gái. Lý do rất rõ ràng và tệ hại. Âm vật là nơi tạo khoái cảm, là “nơi bùng nổ kích thích”. Họ muốn người phụ nữ sau này luôn thụ động trong quan hệ tình dục. Theo thống kê thì có tới 84 triệu phụ nữ trên thế giới bị cắt bỏ âm vật.

 

Họ đâu biết được rằng ham muốn là do nội tiết của buồng trứng quyết định. Dù đã cắt bỏ âm vật nhưng những phụ nữ ấy vẫn có khoái cảm khi gần gũi đàn ông.

 

BS. Lê Thúy Tươi

Trí Tri – Chuyên san của Dân trí