10 sự thật về não bộ tuổi teen (tiếp theo)

(Dân trí) - Não bộ tuổi teen cũng có những kết nối để tìm kiếm phần thưởng, hành động, và những biểu hiện non nớt khác sẽ thay đổi khi trẻ trở thành người lớn.

10 sự thật về não bộ tuổi teen (tiếp theo) - 1

Niềm vui bè bạn

Khi các teen có tư duy trừu tượng tốt hơn, thì sự lo lắng xã hội của họ cũng tăng, theo một nghiên cứu trên tờ Annals of the New York Academy of Sciences xuất bản năm 2004.

Lý luận trừu tượng mang lại khả năng nhìn nhận bản thân bằng con mắt của người khác. Các teen có thể sử dụng kỹ năng mới này để nghiền ngẫm về những gì người khác đang nghĩ về mình. Đặc biệt, sự chấp nhận của bạn bè đã trở thành “phần thưởng” lớn cho bộ não của tuổi teen. Đây có thể là lý do tại sao trẻ vị thành niên dễ dàng chấp nhận rủi ro khi có bạn bè cùng trang lứa ở xung quanh.

Trẻ là thực sự quan tâm đến việc trông mình “phong độ” như thế nào - nhưng chẳng cần phải nghiên cứu não để bạn biết được điều đó.

Bạn bè cũng mang lại cho các teen cơ hội để học hỏi các kỹ năng như đàm phán, thỏa hiệp và lập kế hoạch nhóm. Trẻ đang thực hành các kỹ năng xã hội của người lớn trong một môi trường an toàn và thực sự trẻ sẽ không làm tốt ngay từ đầu. Vì vậy, cho dù tất cả những gì trẻ làm là ngồi giữa đám bạn, thì các teen vẫn đang tích cực tiếp thu những kỹ năng sống quan trọng.

Đánh giá nguy cơ

"Chân phanh có phần chậm hơn so với chân ga của não", bà Johnson cho biết, ám chỉ sự phát triển của vỏ não trước trán và hệ limbic. Đồng thời, "trẻ vị thành niên cần “liều lượng” nguy hiểm cao hơn để cảm thấy sự thúc đẩy như ở người lớn”.

Não của các teen chỉ đơn giản là được kết nối để tìm kiếm phần thưởng, theo như một nghiên cứu vào năm 2014. Khi các em có tiền, hoặc đoán trước là sẽ nhận được một khoản tiền nào đó, thì phần não kết nối với niềm vui và phần thưởng – gọi là vân bụng – sẽ sáng nhiều hơn so với người lớn trong nghiên cứu.

Tất cả điều này có thể khiến các teen dễ tham gia vào các hành vi nguy hiểm, chẳng hạn như thử dùng ma túy, tham gia các vụ đánh lộn hoặc nhảy vào vùng nước không an toàn. Đến cuối tuổi vị thành niên, khoảng 17 tuổi và sau đó, phần não chịu trách nhiệm kiểm soát xung động và viễn cảnh lâu dài sẽ giúp các teen chế ngự phần nào những hành vi mà các em bị cám dỗ ở giữa tuổi vị thành niên.

Cha mẹ phải làm trong thời gian này? "Hãy tiếp tục làm cha mẹ của con bạn", bà Johnson khuyên. Giống như mọi đứa trẻ, "vị thành niên có sự nhạy cảm phát triển cụ thể và trẻ cần cha mẹ để hạn chế hành vi của chúng", bà nói.

10 sự thật về não bộ tuổi teen (tiếp theo) - 2

Cha mẹ vẫn rất quan trọng

Một khảo sát trên trẻ vị thành niên cho thấy 84% nghĩ nhiều đến mẹ và 89% nghĩ nhiều đến cha. Và hơn 3/4 số ba teen thích dành thời gian với cha mẹ; 79% thích đi chơi với mẹ và 76% thích chơi đùa với bố.

Một trong những nhiệm vụ của tuổi vị thành niên là tách khỏi gia đình và thiết lập quyền tự chủ nhất định, nhưng điều đó không có nghĩa là trẻ không còn cần đến cha mẹ - ngay cả khi các em có nói khác.

Trẻ vẫn cần một cấu trúc nào đó và muốn cha mẹ đưa ra cấu trúc. Những phụ huynh quyết định đối xử với đưa con 16 hoặc 17 tuổi như một người trưởng thành là hành xử không công bằng và đặt chúng trước thất bại.

Một trong những cách có ảnh hưởng lớn nhất đến việc làm cha mẹ, ngoài việc là một người biết lắng nghe, còn là trở thành một tấm gương tốt, đặc biệt là khi đối phó với stress và những khó khăn khác trong cuộc sống, vì trẻ sẽ tích cực cố gắng tìm ra chiến lược đối phó của chính mình. Đứa con sẽ nhìn vào cha mẹ.

10 sự thật về não bộ tuổi teen (tiếp theo) - 3

Cần ngủ thêm

Một quan niệm sai lầm rằng trẻ vị thành niên cần ngủ ít hơn trẻ nhỏ. Trẻ cần ngủ 9-10 giờ mỗi đêm, mặc dù hầu hết ngủ ít hơn.

Nghiên cứu năm 2015 thấy rằng thanh thiếu niên hiện nay ngủ ít hơn đáng kể so với hai thập kỷ trước.

Vấn đề này một phần là do sự thay đổi trong nhịp sinh học ở tuổi vị thành niên: Nó khiến cho cơ thể của trẻ thức dậy muộn hơn và ngủ muộn hơn. Nhưng do phải đi học sớm, nhiều em bị thiếu ngủ và nhận thức bị suy giảm dần trong tuần. Thiếu ngủ khiến các teen càng thêm ủ rũ và quyết định thiếu sáng suốt. Và giấc ngủ được cho là giúp việc tái tổ chức quan trọng trong não bộ của trẻ.

"Có sự thiếu kết nối giữa cơ thể và thời gian biểu của trẻ vị thành niên ", Johnson nói.

Làm cho vấn đề càng tồi tệ hơn là thời gian trước màn hình nói chung và thời gian sử dụng mạng xã hội nói riêng đang cắt xén giờ ngủ của các teen, đặt trẻ trước nguy cơ lo âu và trầm cảm, theo một nghiên cứu năm 2015.

10 sự thật về não bộ tuổi teen (tiếp theo) - 4

Tôi là trung tâm của thế giới - và thế giới này không đủ tốt!

Những thay đổi nội tiết tố ở tuổi dậy thì có ảnh hưởng rất lớn đối với não bộ, một trong số đó là thúc đẩy sản sinh nhiều thụ thể oxytocin, theo một bài viết trên tạp chí Developmental Review năm 2008.

Trong khi oxytocin thường được mô tả là "hoóc môn kết nối", thì tăng nhạy cảm với tác dụng của nó trong hệ limbic cũng liên quan đến cảm giác tự ý thức, khiến trẻ thực sự cảm thấy như tất cả mọi người đang nhìn vào mình. Cảm giác này đạt đỉnh vào khoảng 15 tuổi.

Trong khi điều này có thể khiến các em có vẻ tự coi mình là trung, thì những thay đổi trong não thiếu niên cũng có thể thúc đẩy một số nỗ lực lý tưởng hóa hơn được giải quyết bởi những người trẻ tuổi trong suốt lịch sử.

"Đây là lần đầu tiên trẻ tự nhìn chính mình trong thế giới", bà Johnson nói, có nghĩa là sự tự chủ lớn hơn đã mở mắt cho các teen trước những vấn đề bên ngoài gia đình và trường học. Có lẽ lần đầu tiên trẻ đang tự hỏi rằng: Mình muốn trở thành người như thế nào và mình muốn thế giới là một nơi như thế nào?

Cho đến khi bộ não của trẻ phát triển đủ để xử lý mọi sắc thái của cuộc sống, thì câu trả lời cho những câu hỏi này có thể khá phiến diện, nhưng công việc của cha mẹ là giúp trẻ khám phá những câu hỏi này, chứ không phải là cung cấp cho trẻ câu trả lời.

Chúng tôi sẽ bạn lại với suy nghĩ, dù an ủi hay không, rằng: "Trẻ vị thành niên có thể làm những điều ngu ngốc để đáp ứng với một tình huống không phải vì trẻ ngu ngốc, mà là vì bộ não của trẻ đang làm việc khác với người lớn," nói như nhà nghiên cứu về não Bita Moghaddam, trường Đại học Pittsburgh.

Cẩm Tú