1. Dòng sự kiện:
  2. Xuyên Việt Oil

Bình Phước:

Vụ bắt nữ sinh vào nhà nghỉ hiếp dâm: Đề nghị truy tố tội 2 tội danh

Vừa hiếp dâm nạn nhân xong, hung thủ tiếp tục cướp tài sản của những kẻ trộm. Trước đó "yêu râu xanh" đã có 2 tiền án về tội trộm cắp tài sản và cướp tài sản.

Ngày 26-6, tin từ VKSND thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước đã chuyển bản cáo trạng sang TAND cùng cấp để đề nghị truy tố bị can Phạm Đức Hạnh (tức Hạnh “kỳ đà”, SN 1983, ngụ thị xã Đồng Xoài) can tội “hiếp dâm” và “cướp tài sản”.

Như báo Người Lao Động đã thông tin, lúc 21 giờ ngày 29-11-2011, em H.T.T (SN 1993, ngụ Bình Phước, sinh viên Trường Trung cấp Y tế tỉnh Bình Phước) cùng bạn học là em P.T.H (SN 1992, ngụ Đăk Nông) đang đi bộ về nhà trọ ở xã Tiến Thành, thị xã Đồng Xoài thì gặp Hạnh. Hạnh dùng vũ lực ép T. lên xe chở đến một nhà nghỉ gần đó để hiếp dâm.

Sau khi bắt các nữ sinh viên, Hạnh chở đến nhà nghỉ để hiếp dâm nhiều lần.
Sau khi bắt các nữ sinh viên, Hạnh chở đến nhà nghỉ để hiếp dâm nhiều lần.

Sáng ngày 30-11-2011, Hạnh chở T. về nhà trọ rồi ung dung đi về. Trên đường về, Hạnh phát hiện 6 thanh niên đang vận chuyển 3 xe đạp trộm được. Biết tâm lý bọn trộm sợ công an nên Hạnh bật còi hụ trên xe máy của mình nhằm giả công an khiến nhóm trộm quẳng xe bỏ chạy. Sau đó, Hạnh cướp chiếc xe máy của một tên trộm và 3 xe đạp đem bán được 4,9 triệu đồng.

Về phần T., sau đó đã kể lại sự việc cho gia đình và viết đơn tố cáo tên "yêu râu xanh" gởi Công an thị xã Đồng Xoài và Hạnh bị bắt ngay sau đó.

Nghe tin Hạnh bị bắt, em H. (bạn T) cũng viết đơn tố cáo đã bị tên này hiếp dâm nhiều lần vào đêm 16-11-2011 cũng với thủ đoạn tương tự.

Được biết, năm 2002, TAND tỉnh Bình Phước kết án Hạnh “kỳ đà” 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo, thử thách 5 năm về tội trộm cắp tài sản.

Khi chưa hết hạn tù treo, Hạnh tiếp tục đi cướp tài sản và bị TAND tỉnh Bình Phước xử 6 năm tù giam vào năm 2004.

Đến ngày 25-3-2008, sau khi chấp hành được 2/3 mức án, Hạnh “kỳ đà” được tha tù trước thời hạn, trở về địa phương sinh sống và lấy vợ, đến nay có 1 con (SN 2009), nhưng vẫn không chịu cải hóa.

Theo T. Tiến

Người lao động