Đăk Lăk:
Kiện lên cấp tòa tối cao vì tranh chấp... con heo nái
Con heo nái đến lúc động dục xổng chuồng chạy mất, bà Gái qua chuồng heo nhà bà Thọ thì thấy con heo nái của mình nằm trong đó, nên ngỏ ý xin về nhưng bà Thọ không cho, bảo là heo của bà.
Bà Gái chỉ chuồng heo - nơi con heo nái động dục nhảy khỏi chuồng, bị lạc qua nhà bà Thọ. Ảnh: Hữu Phúc
Bà Gái làm đơn nhờ tòa phân xử. Tòa sơ thẩm xử bà Gái thắng, tòa phúc thẩm xử thắng cho bà Thọ. Bức xúc, bà Gái đã làm đơn gửi cấp tối cao yêu cầu giám đốc thẩm, với mong muốn được “trả lại sự công bằng”.
Điều đáng nói là không chỉ mình bà Gái bức xúc, mà người dân tổ dân phố Đoàn Kết (thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk, Đắc Lắc - nơi bà Gái sinh sống) cũng bất bình với kết quả bản án phúc thẩm và đã đồng loạt ký đơn gửi báo chí, cơ quan tối cao, yêu cầu một cuộc “xét xử công bằng” nhằm bảo vệ lợi ích của người mất heo.
Vụ tranh chấp heo nái hy hữu
Bà Đỗ Thị Gái (SN 1964) vốn là giáo viên tiểu học ở huyện. Kinh tế cuộc sống khó khăn, lại một mình nuôi 3 con (2 trai, 1 gái) ăn học xa nhà nên bà Gái có mua con heo nái của một người hàng xóm để cải thiện cuộc sống. Heo nái nuôi 2 tháng thì đẻ 12 con, bà bán được 10 triệu đồng.
Tối 5.5.2012, con heo nái động dục nhảy khỏi chuồng, bà Gái tìm khắp nơi nhưng không thấy. Đến ngày 21.5.2012, bà Gái qua nhà bà Thọ thì thấy con heo nái của mình nằm trong chuồng heo cùng với 2 con heo của bà Thọ nên vui mừng, ngỏ ý xin bà Thọ mang heo về, nhưng bà Thọ không đồng ý, bảo rằng heo đó là của bà Thọ. Do không thương lượng được, bà Gái nhờ chính quyền địa phương xuống lập biên bản.
Biên bản lập vào 19h ngày 21.5.2012, ông Nguyễn Văn Vượng - Tổ trưởng tổ dân phố Đoàn Kết - ghi rõ trong biên bản: “Trong thời gian xác minh, làm rõ vụ tranh chấp, con heo phải để tại nhà bà Thọ, không được di chuyển đến địa điểm khác”.
Anh Lê Thái Trãi (SN 1972, trú cùng tổ dân phố Đoàn Kết, làm nghề mổ heo, cũng là người bán heo cho bà Gái) khẳng định với chúng tôi rằng con heo nái tranh chấp trong chuồng bà Thọ chính là con heo của bà Gái: “Trước đó tôi mua con heo nái này, sau khi mua về biết có chửa nên không dám thịt mà bán lại cho bà Gái nuôi. Lúc bà Gái nói heo nái của bà bị lạc nằm trong chuồng bà Thọ, tôi có qua xem và khẳng định đó là heo tôi bán cho bà Gái”.
Vụ tranh chấp heo nái hy hữu
Bà Đỗ Thị Gái (SN 1964) vốn là giáo viên tiểu học ở huyện. Kinh tế cuộc sống khó khăn, lại một mình nuôi 3 con (2 trai, 1 gái) ăn học xa nhà nên bà Gái có mua con heo nái của một người hàng xóm để cải thiện cuộc sống. Heo nái nuôi 2 tháng thì đẻ 12 con, bà bán được 10 triệu đồng.
Tối 5.5.2012, con heo nái động dục nhảy khỏi chuồng, bà Gái tìm khắp nơi nhưng không thấy. Đến ngày 21.5.2012, bà Gái qua nhà bà Thọ thì thấy con heo nái của mình nằm trong chuồng heo cùng với 2 con heo của bà Thọ nên vui mừng, ngỏ ý xin bà Thọ mang heo về, nhưng bà Thọ không đồng ý, bảo rằng heo đó là của bà Thọ. Do không thương lượng được, bà Gái nhờ chính quyền địa phương xuống lập biên bản.
Biên bản lập vào 19h ngày 21.5.2012, ông Nguyễn Văn Vượng - Tổ trưởng tổ dân phố Đoàn Kết - ghi rõ trong biên bản: “Trong thời gian xác minh, làm rõ vụ tranh chấp, con heo phải để tại nhà bà Thọ, không được di chuyển đến địa điểm khác”.
Anh Lê Thái Trãi (SN 1972, trú cùng tổ dân phố Đoàn Kết, làm nghề mổ heo, cũng là người bán heo cho bà Gái) khẳng định với chúng tôi rằng con heo nái tranh chấp trong chuồng bà Thọ chính là con heo của bà Gái: “Trước đó tôi mua con heo nái này, sau khi mua về biết có chửa nên không dám thịt mà bán lại cho bà Gái nuôi. Lúc bà Gái nói heo nái của bà bị lạc nằm trong chuồng bà Thọ, tôi có qua xem và khẳng định đó là heo tôi bán cho bà Gái”.
Còn bà Nguyễn Thị Yến - hàng xóm - cũng khẳng định 100% con heo tranh chấp trong chuồng bà Thọ là heo của bà Gái. Bà Yến cho biết bà Gái hay vắng nhà, mỗi bận đi xa thường nhờ bà cho heo bà Gái ăn, nên bà Yến biết rõ “mặt mũi” con heo nái đó. “Tôi đã thấy con heo nái tranh chấp trong chuồng nhà bà Thọ, đích thị đó là heo bà Gái xổng chuồng trước đó, không sai đâu” - bà Yến nói.
Dù nhiều người dân khẳng định con heo trong chuồng nhà bà Thọ là heo của bà Gái, nhưng bà Thọ nhất mực khẳng định đó là heo của mình nên bà Gái buộc phải làm đơn nhờ tòa phân xử.
Tòa phúc thẩm xử thắng cho bà Thọ
Ngày 27.9.2012, TAND huyện Lắk mở phiên tòa xét xử vụ án tranh chấp quyền sở hữu tài sản, nguyên đơn là bà Đỗ Thị Gái, bị đơn là bà Nguyễn Thị Thọ (SN 1963). Tại tòa, những lời khai của bà Thọ cùng người thân đã bộc lộ nhiều kẽ hở, lộ rõ sự ngụy tạo khi liên tục bị các nhân chứng phủ nhận, bác bỏ.
Căn cứ theo lời khai của bà Thọ, em bà Thọ tại bản án sơ thẩm số 07/2012/ DS-ST, ngày 27.9.2012: Bà Thọ khai bà đổi 2 con heo con cho người em trai là Nguyễn Văn Báu (thôn Đông Giang, xã Buôn Tría, huyện Lắk) để lấy con heo nái đốm này. Ngày 4.3.2012, vợ chồng Báu chở con heo nái đổi qua nhà bà Thọ. Bà Thọ cũng khai trước lúc tranh chấp heo với bà Gái, bà Thọ nuôi 3 con heo nái, những việc này có anh Đỗ Xuân Diệu, Đinh Thị Quất, Nguyễn Thị Tuyết, Nguyễn Thị Huyền biết (song những nhân chứng này đều phủ nhận, thậm chí bà Quất nói còn chưa đến nhà bà Thọ).
Bà Thọ khai heo nái đốm đẻ vào sáng 10.7.2012, thì đến 4h30 sáng 11.7.2012 heo nái chết, bà Thọ cũng báo cho ông Vượng tổ trưởng. Thế nhưng, ông Vượng lại nói bà Thọ có gọi cho ông vào lúc 7h46 sáng 11.7.2012, nhưng chỉ nói: “Heo em đẻ rồi, đẻ được 8 con”. Ông Vượng cũng bảo bà Thọ gọi báo cơ quan chức năng, nhưng khoảng 8h cùng ngày, khi cán bộ tòa án xuống thì con heo nái đã không còn ở chuồng bà Thọ nữa.
Về vấn đề heo tranh chấp bỗng dưng “mất tích”, bà Thọ khai khi heo chết, bà có gọi cho em gái là Nguyễn Thị Mai (thôn Đông Giang) biết và khoảng gần 7h sáng cùng ngày, bà Mai dẫn 2 người về nhà bà Thọ, rồi bán con heo nái chết cho họ với giá 950.000 đồng. Thế nhưng bà Vũ Thị Bích Hẹn, Vũ Thị Huyền - nhà đối diện với bà Thọ - nói trong thời gian đó, họ chỉ thấy một người phụ nữ (được xác định là bà Mai) qua nhà bà Thọ và họ không thấy 2 người mua heo đâu. Còn khi trao đổi trực tiếp với chúng tôi tại sao heo trong lúc tranh chấp lại mang “tẩu tán”, bà Thọ nói do nghĩ là “heo của bà”, bà bán cũng chỉ vì “tiếc của”?
Còn ông Nguyễn Văn Báu - em của bà Thọ, người mà bà Thọ nói đã đổi con heo nái cho bà - khai, khi chở heo qua nhà bà Thọ, anh đã cho heo đực của nhà nuôi phối giống cho heo nái đốm đang tranh chấp, nhưng ông Nguyễn Bá Hoa - Trưởng thôn Đông Giang - khẳng định anh Báu chưa hề nuôi heo đực để phối giống.
Từ những lời khai của các bên tại tòa, HĐXX huyện Lắk xét thấy con heo tranh chấp là của bà Đỗ Thị Gái. Việc tẩu tán tài sản tranh chấp là do bà Thọ tìm cách phi tang, bởi trước đó bà Thọ đã lỡ bịa chuyện heo có chửa, nhưng do đến ngày heo không đẻ nên phải dựng tiếp chuyện heo đẻ đã bị chết, rồi bán đi. HĐXX buộc bà Thọ phải trả cho bà Đỗ Thị Gái số tiền 4,1 triệu đồng (giá trị con heo) và 600.000 đồng chi phí định giá.
Bà Thọ không đồng tình, làm đơn kháng án lên tòa tỉnh. Ngày 12.11.2012, TAND tỉnh Đắc Lắc mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án. Tại bản án phúc thẩm số 135/2012/DSPT, ngày 12.11.2012, HĐXX nói rõ do “cấp sơ thẩm không yêu cầu cơ quan thú y xác định heo đã có thai hay chưa, thuộc loại heo lai gì, heo bao nhiêu vú...”; “do heo mẹ đã chết nên không thể thu thập chứng cứ bổ sung để làm rõ...”, nên những căn cứ xét xử “không có cơ sở vững chắc”, qua đó quyết định bác đơn khởi kiện đòi tài sản của bà Gái, buộc bà Gái trả án phí và chi phí định giá heo.
Quyết kiện tới cùng
Do uất ức về kết quả bản án phúc thẩm số 135/ 2012/ DSPT, ngày 12.11.2012 mà tòa tỉnh đã xử, bà Gái đã làm đơn gửi cơ quan tối cao yêu cầu giám đốc thẩm vụ việc. Đến tháng 1.2013, Tòa dân sự- TAND Tối cao và Viện KSND Tối cao hồi âm đã nhận được đơn thư của bà Gái, đồng thời cho biết vụ việc tranh chấp thuộc thẩm quyền của Vụ 5 (Vụ Kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự) - Viện KSND Tối cao.
Không chỉ mình bà Gái bức xúc, mà ngay cả người dân tổ dân phố Đoàn Kết cũng bất bình trước kết quả xét xử phúc thẩm. Bà Hà Thị Khâm (tổ dân phố Đoàn Kết) cho biết: "Lúc tòa huyện tuyên án, dân chúng tôi ai cũng hân hoan vì tòa xử thấu tình đạt lý. Đến khi lên tòa tỉnh, những chứng cứ đã điều tra cấp dưới đều bị phủ nhận hết, qua đó xử thắng cho bà Thọ khiến người dân không phục".
Bức xúc, người dân đua nhau ký tên vào đơn kiến nghị gửi cơ quan chức năng để đòi quyền lợi cho người mất heo.
Còn ông Nguyễn Văn Báu - em của bà Thọ, người mà bà Thọ nói đã đổi con heo nái cho bà - khai, khi chở heo qua nhà bà Thọ, anh đã cho heo đực của nhà nuôi phối giống cho heo nái đốm đang tranh chấp, nhưng ông Nguyễn Bá Hoa - Trưởng thôn Đông Giang - khẳng định anh Báu chưa hề nuôi heo đực để phối giống.
Từ những lời khai của các bên tại tòa, HĐXX huyện Lắk xét thấy con heo tranh chấp là của bà Đỗ Thị Gái. Việc tẩu tán tài sản tranh chấp là do bà Thọ tìm cách phi tang, bởi trước đó bà Thọ đã lỡ bịa chuyện heo có chửa, nhưng do đến ngày heo không đẻ nên phải dựng tiếp chuyện heo đẻ đã bị chết, rồi bán đi. HĐXX buộc bà Thọ phải trả cho bà Đỗ Thị Gái số tiền 4,1 triệu đồng (giá trị con heo) và 600.000 đồng chi phí định giá.
Bà Thọ không đồng tình, làm đơn kháng án lên tòa tỉnh. Ngày 12.11.2012, TAND tỉnh Đắc Lắc mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án. Tại bản án phúc thẩm số 135/2012/DSPT, ngày 12.11.2012, HĐXX nói rõ do “cấp sơ thẩm không yêu cầu cơ quan thú y xác định heo đã có thai hay chưa, thuộc loại heo lai gì, heo bao nhiêu vú...”; “do heo mẹ đã chết nên không thể thu thập chứng cứ bổ sung để làm rõ...”, nên những căn cứ xét xử “không có cơ sở vững chắc”, qua đó quyết định bác đơn khởi kiện đòi tài sản của bà Gái, buộc bà Gái trả án phí và chi phí định giá heo.
Quyết kiện tới cùng
Do uất ức về kết quả bản án phúc thẩm số 135/ 2012/ DSPT, ngày 12.11.2012 mà tòa tỉnh đã xử, bà Gái đã làm đơn gửi cơ quan tối cao yêu cầu giám đốc thẩm vụ việc. Đến tháng 1.2013, Tòa dân sự- TAND Tối cao và Viện KSND Tối cao hồi âm đã nhận được đơn thư của bà Gái, đồng thời cho biết vụ việc tranh chấp thuộc thẩm quyền của Vụ 5 (Vụ Kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự) - Viện KSND Tối cao.
Không chỉ mình bà Gái bức xúc, mà ngay cả người dân tổ dân phố Đoàn Kết cũng bất bình trước kết quả xét xử phúc thẩm. Bà Hà Thị Khâm (tổ dân phố Đoàn Kết) cho biết: "Lúc tòa huyện tuyên án, dân chúng tôi ai cũng hân hoan vì tòa xử thấu tình đạt lý. Đến khi lên tòa tỉnh, những chứng cứ đã điều tra cấp dưới đều bị phủ nhận hết, qua đó xử thắng cho bà Thọ khiến người dân không phục".
Bức xúc, người dân đua nhau ký tên vào đơn kiến nghị gửi cơ quan chức năng để đòi quyền lợi cho người mất heo.
Theo Hữu Phúc
Lao Động