1. Dòng sự kiện:
  2. Đại án Vạn Thịnh Phát

Bình Định:

Hoãn xử 3 lần vì bị cáo "đầu sỏ" vắng mặt

(Dân trí) – Do bị cáo Kiệt là người liên quán chính đến vụ án: “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” vắng mặt vì lý do đang phải điều trị bệnh nên phiên tòa phải hoãn đến lần thứ 3.

Ngày 25/10, TAND TP Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự vụ án: “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ” của 2 bị cáo Trần Tín Kiệt, nguyên hiệu trưởng và Nguyễn Ngọc Anh, nguyên trưởng Phòng Kế hoạch – tài chính Trường Đại học Quy Nhơn.

Tuy nhiên, phiên tòa không thể tiếp tục xử vì bị cáo Trần Tín Kiệt, người có trách nhiệm chính trong vụ án này vắng mặt với lý do sức khỏe yếu đang điều trị bệnh tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Ngay sau khi chủ tọa phiên tòa tuyên bố hoãn xét xử, cả hội trường xôn xao, không ít người tỏ ra bức xúc vì họ phải bỏ công việc để đến tham dự tòa nhưng lại về đến lần thứ 3.

Bị cáo Trần Tín Kiệt 3 lần vắng mặt nên tòa không thể xử làm nhiều người bức xúc.
Bị cáo Trần Tín Kiệt 3 lần vắng mặt nên tòa không thể xử làm nhiều người bức xúc.

Như vậy, đây là lần thứ 3 bị cáo Kiệt vắng mặt khiến phiên tòa kéo dài đến nay vẫn chưa xử được. Trước đó, trong hai lần xét xử vào ngày 10 và 25/9, đã bị hoãn vì bị cáo Kiệt vắng mặt không có lý do chính đáng. Việc bị cáo Kiệt vắng mặt liên tục khiến cho những người liên quan, trong đó, có một bộ phận lớn là cán bộ, giảng viên chủ chốt của trường ĐH Quy Nhơn phải bỏ việc để ra làm chứng tại tòa.

Đặc biệt, là luật sư Trần Mỹ Thoa (Đoàn Luật sư TP. HCM) đại diện bảo về quyền lợi cho y sĩ Vũ Thị Tính người từng bị khởi tố, sau đó có quyết định đình chỉ bị can đã 3 lần từ TP. HCM đi máy bay ra tận Bình Định tham gia bào chữa nhưng đều phải trở về công cốc.

Bà Thoa cho biết: “Bị cáo Kiệt đã vắng mặt 2 lần không có lý do chính đáng khiến tòa phải hoãn. Lần này bị cáo lại vắng mặt tuy có lý do nhưng việc bị cáo liên tục vắng mặt thì chính bị cáo đã từ chối quyền lợi của ông ta tại phiên tòa. Hơn nữa, làm tiêu tốn công sức, thời gian của những người liên quan, trong đó có một bộ phận cán bộ chủ chốt của trường đại học Quy Nhơn phải gác công việc đi đi lại lại bao nhiêu lần mà vẫn không xong”.

Trước đó, ngày 25/8/2011, ông Kiệt đã bị truy tố trước tòa về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và nhận mức án 15 tháng tù nhưng được hưởng án treo.

Theo cáo trạng, trong khoảng thời gian từ năm 1999 – 2008, các ông Kiệt, Anh đã tự đặt nhiều khoản thu trái quy định như: Lệ phí làm thủ tục nhập trường, Lệ phí hỗ trợ in giáo trình, các hoạt động phong trào, thi học phần… để thu hơn 17,3 tỉ đồng từ 22.000 sinh viên. Tuy các khoản thu trái với quy định nhưng ông Kiệt đã dùng vào hoạt động chung của trường nên được Bộ GD – ĐT chấp nhận quyết toán đến năm 2007. Còn hơn 964 triệu đồng đã được sử dụng để chi bồi dưỡng cho một số cán bộ chức vụ của trường và các cá nhân liên quan, trong đó, ông Kiệt nhận hơn 282 triệu; ông Anh nhận hơn 30 triệu đồng.

Doãn Công