1. Dòng sự kiện:
  2. Vé số trúng 2 tỷ đồng bị từ chối trả thưởng
  3. Vụ án chuyến bay giải cứu giai đoạn 2

Grab phải bồi thường cho Vinasun 4,8 tỉ đồng

(Dân trí) - Ngày 28/12, TAND TPHCM đã tuyên án vụ tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng giữa nguyên đơn là công ty Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) và bị đơn là Công ty TNHH Grab (Grab).

Grab vi phạm pháp luật

Sau khi nghị án, HĐXX cho rằng về thẩm quyền đây là vụ án kinh doanh thương mại, Vinasun khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, bị đơn là Grab có trụ sở ở nước ngoài nên thẩm quyền giải quyết là của TAND TPHCM.

toa-vinasun-kien-grab-1-15409782263571264496335

Theo HĐXX thì Grab vi phạm pháp luật.

Theo HĐXX, thực tế Grab đã trực tiếp điều hành, điều xe, thưởng điểm tài xế nhằm chiêu mộ lái xe, phạt tài xế…Trong khi đề án 24 không có quy định cho phép Grab xử phạt tài xế. Tại các biên bản lấy lời khai một số hợp tác xã  là đối tác với Grab cho thấy hợp tác xã không tham gia vào quy trình làm việc giữa Grab và tài xế, Grab trực tiếp ăn chia với tài xế, cước phí vận chuyển, thay đổi cước phí do Grab quyết định.

Nếu lái xe bị khiếu nại thì thuộc trách nhiệm của Grab, hợp tác xã không có trách nhiệm gì đối với hành khách khi sử dụng dịch vụ của Grab. Theo người làm chứng, Grab mua bảo hiểm là thể hiện trách nhiệm với lái xe. Bên cạnh đó, hành khách khi sử dụng dịch vụ của Grab và thanh toán bằng thẻ tín dụng thì tiền sẽ chuyển về tài khoản của Grab. Từ đó, cho thấy cung cấp phần mềm ứng dụng là phương thức nằm trong quy trình vận tải của Grab.

Tài xế Vinasun la thét khi tòa tuyên thắng kiện.

HĐXX cho rằng Grab nói Grab là công ty cung cấp phần mềm công nghệ là không hợp lý. Hợp đồng của Grab không đáp ứng điều kiện về hợp đồng điện tử nên không được xem là hợp đồng điện tử. "Hoạt động của Grab là kinh doanh taxi" - HĐXX nhận định.

Tương tự với tính chất hoạt động của Grab, Toà công lý Châu Âu cũng phán quyết xác định Uber hoạt động vận tải chứ không phải cung cấp phần mềm ứng dụng. Việc HĐXX xác định Grab là hoạt động taxi giúp các cơ quan có thẩm quyền xây dựng hành lang pháp lý tạo môi trường công bằng.

Theo HĐXX, Grab vi pháp luật, cụ thể là Nghị định 86 và Đề án 24. Theo Đề án 24,  Grab chỉ được cung cấp phần mềm ứng dụng nhưng Grab đã kinh doanh vận tải taxi, gây thiệt hại cho Vinasun là có căn cứ. Tuy nhiên, trong các thiệt hại Vinasun đưa ra cần xem xét có mối quan hệ nhân quả với hành vi vi phạm của Grab hay không.

Grab gây thiệt hại cho Vinasun

Theo HĐXX, tòa chọn công ty Cửu Long làm công ty giám định là đúng pháp luật, các đương sự không thoả thuận lựa chọn được đơn vị giám định nên Toà đã lựa chọn đơn vị giám định là công ty Cửu Long - đơn vị đủ điều kiện giám định theo quy định pháp luật. Phía Grab yêu cầu huỷ quyết định trưng cầu giám định vì cho rằng tổ chức giám định này không đủ chuyên môn, kinh nghiệm nhưng không được Toà án chấp nhận. Kết quả giám định cho thấy Grab gây thiệt hại cho Vinasun 41,2 tỉ đồng. Grab đã chụp  5.000 trang tài liệu và cho rằng kết luận giám định không đúng, tuy nhiên Grab không chỉ ra được căn cứ cho rằng kết luận giám định không đúng là gì.

img8597-1539838721985108578263

Đại diện Grab.

Để xác thực các nghiên cứu của mình, công ty Cửu Long đã mời công ty Quốc Việt tham gia, tuy nhiên các quá trình này đều có người của công ty Cửu Long kết hợp tham gia. Vì vậy, việc công ty Quốc Việt hỗ trợ Cửu Long là không vi phạm quy định về giám định tư pháp.

Xét mối quan hệ nhân quả, theo Toà từ tháng 1/2016 đến 6/2017, theo tài liệu trong hồ sơ, tốc độ tăng trưởng của ngành vận tải hành khách, doanh thu xe taxi được cấp phép tăng.

Tuy nhiên, doanh thu xe taxi được cấp phép của Vinasun giảm do có sự xuất hiện Grab. Trong khi đó số lượng đăng ký phù hiệu xe hợp đồng của Grab tăng đột biến (đến quý 2 năm 2017 hơn 23.000 xe). Số lượng xe Grab tăng tương ứng với số lượng sụt giảm số xe của Vinasun. Từ đó, Tòa cho rằng có mối quan hệ biện chứng giữa việc vi phạm pháp luật của Grab với thiệt hại của Vinasun.

img_9122

Tài xế Vinasun ăn mừng khi tòa chấp nhận 1 phần yêu cầu.

Về vấn đề thiệt hại do sụt giảm giá trị vốn hoá thị trường của Vinasun, HĐXX cho rằng thiệt hại này không thể tách bạch được. Vì vậy, dù xác định được thiệt hại do sụt giảm giá trị vốn hoá thị trường nhưng không xác định được phần thiệt hại nào do Grab gây ra, phần nào do các yếu tố khác nên phần này không được HĐXX không chấp nhận. Từ đó, HĐXX chỉ chấp nhận một phần yêu cầu của Vinasun, buộc Grab bồi thường thiệt hại ngoài hơp đồng số tiền 4,8 tỉ đồng. Đồng thời kiến nghị cơ quan có thẩm quyền một số vấn đề về quản lý.

Xuân Duy