Những kí hiệu trên bảng điều khiển ôtô – Có phải bạn đã biết?
(Dân trí)- Bảng đồng hồ, với vô vàn những kí hiệu khác nhau, tuy vậy dù bất kể hãng xe nào, các kí hiệu trên bảng đồng hồ chính đều tuân thủ theo những quy ước nhất định. Bộ sưu tập đưới đây sẽ cung cấp cho bạn những biểu tượng phổ cập nhất.
Những đốm sáng nho nhỏ trên bảng điều khiển mang những ý nghĩa cảnh bảo nhất định, nhẹ như cảnh báo thắt dây an toàn, cửa đóng chưa khít, thì bạn tự sửa lỗi, những trường hợp nặng, rõ ràng bạn phải đưa tình yêu của mình khẩn trương đến “bác sĩ” để chưa bệnh.
Dưới đây là danh sách các kí hiệu được sử dụng phổ biến trên các dòng ôtô trên toàn thế giới để giúp lái xe hiểu rõ hơn về các dấu hiệu này
2. Thông báo sắp hết nhiên liệu: biểu tượng này được bật lên khi xe bạn sắp hết nhiên liệu và cần được bổ sung kịp thời.
3. Cảnh báo về dây bảo hiểm: biểu tượng này sẽ xuất hiện khi động cơ được khởi động và dây an toàn chưa được cài vào. Với từng hãng xe biểu tượng này còn đi kèm theo âm thanh báo động liên tục cho đến khi dây an toàn được cài vào.
4. Cảnh báo vấn đề về điện: biểu tượng này được bật lên khi xảy ra vấn đề về hệ thống điện của xe.
5. Cảnh báo vấn đề về hệ thống phanh: nếu hệ thống phanh của chiếc xe gặp vấn đề, biểu tượng này sẽ phát sáng.
6. Đèn cảnh báo: nếu chiếc xe của bạn gặp một vấn đề nào không bình thường, biểu tượng này phát sáng, và chắc chắn bạn nên mang xe đi kiểm tra ngay.
7. Ghế dành riêng cho trẻ em: biểu tượng phát sáng nếu ghi nhận một chiếc ghế dành cho trẻ em được lắp vào trong xe.
8. Kiểm soát áp suất lốp: biểu tượng xuất hiện khi áp suất lốp xe dưới mức cho phép, điều đó sẽ làm tăng mức tiêu thụ nhiên liệu hoặc giảm hoạt động của phanh xe.
10.Túi khí phía trước: hiển thị sự kiểm soát hoạt động của túi khí phía trước, khi túi khí được bật ra cũng như khi nó gặp vấn đề hoặc cần phải kiểm tra kỹ thuật một cách kĩ càng.
11. Túi khí hai bên: có cùng cơ chế hoạt động như túi khí phía trước.
12. Ghế trẻ em: biểu tượng này biểu thị thông tin giống như biểu tượng ở mục 7, nhưng có hình dáng khác do được sử dụng bởi từng hãng xe khác nhau.
13. Biểu tượng thông báo đền sương mù, đèn gầm đã bật lên.
14. Rửa kính chắn gió: biểu tượng bật sáng khi hệ thống gạt nước mưa được kích hoạt.
15. Đèn chiếu sáng chính được bật.
16. Hệ thống sưởi kính đã được bật
18. Cảnh báo dầu phanh: thông báo về vấn đề về dầu phanh có thể thiếu hụt.
19. Cảnh báo ắc quy: biểu tượng được bật lên nếu ắc quy của bạn gặp vấn đề.
20. Khóa an toàn trẻ em được bật lên.
21. Cấp cứu: xuất hiện khi người điều khiển nhấn nút khẩn cấp.
22. Kiểm soát hành trình: biểu tượng xuất hiện khi hệ thống kiểm soát hành trình được bật, mỗi hãng xe biểu tượng này có sự khác nhau.
23. Hệ thống sưởi kính chắn gió hoạt động
24. Sự cố về hệ thống truyền động – nó xuất hiện khi có vấn đề xảy ra với hệ thống truyền động trên xe, xe đang trong tình trạng nguy hiểm, cần phải kiểm tra kỹ thuật ngay khi có thể.
25. Cảnh báo trượt: thường được trang bị trên những chiếc xe cao cấp, nó cảnh báo xe đang mất độ bám đường do điều kiện lái xe khó khăn.
26. Cảnh báo đóng cửa: biểu tượng được bật sáng khi xe khởi động mà cửa xe chưa hoàn toàn đóng đúng cách.
27. Hệ thống chống trộm: độc quyền cài đặt trên mẫu xe Ford, biểu tượng nhấp nháy khi công nghệ chống trộm Securilock đã được kích hoạt
28. Hệ thống kiểm soát bướm ga tự động: biểu tượng được bật sáng khi động cơ xe được khởi động, nếu có sự cố xảy ra với hệ thống tự động kiểm soát bướm ga
29. AWD – (All Wheel Drive): thông báo hệ thống dẫn động 4 bánh xe chủ động đã được bật.
30. Hệ thống cảm biến cân bằng điện tử ESP/BAS : tương tự như biểu tượng cảnh báo ABS, nhưng đặc biệt là báo cho người điều khiển biết có vấn đề về hệ thống cảm biến ESP/BAS.
31. Overdrive: biểu tượng cho thấy các trình điều khiển hệ thống tăng tốc đã được tắt.
32. Đèn báo xi nhan được bật khi thay đổi hướng xe.
33. Đèn báo nhiệt độ: biểu tượng cảnh báo người lái xe về khả năng động cơ quá nóng và thường yêu cầu người lái xe dừng xe.
34. Cảnh báo OBD: biểu tượng cảnh báo các lỗi làm việc của động cơ như lỗi liên quan tới sự hình thành hỗn hợp nhiên liệu, không khí và các thiết bị kiểm soát khí thải.
35. Đèn pha hoạt động.
36. Cảnh báo áp suất dầu: cảnh báo này được bật nếu ECU phát hiện một vấn đề với các áp lực dầu, lái xe nên đưa xe đi kiểm tra càng sớm càng tốt.
Bạn thay dầu hộp số cho ô tô khi nào? | ||||||||
| ||||||||