Động cơ V-Twin - Niềm tự hào của Harley-Davidson

(Dân trí) - Niềm tự hào của Harley-Davidson không chỉ là tiếng ống xả đặc trưng đã được đăng kí bản quyền, mà trên thực tế, dòng động cơ V-Twin do chính hãng phát triển mới lại là điều làm nên vị thế của một trong những tên tuổi đầy quyền lực trong lịch sử ngành công nghiệp xe máy thế giới.

Động cơ V-Twin - Niềm tự hào của Harley-Davidson - 1

Harley-Davidson có sự thay đổi mang tính "đập tan" truyền thống khi các mẫu xe dành cho năm 2017 sẽ dùng động cơ V-Twin làm mát bằng dung dịch. Nhân dịp này, hãy cùng nhìn lại các thế hệ động cơ V-Twin của hãng xe máy lừng danh này.

Thế hệ V-twin đầu tiên


Harley-Davidson Motor Company cho ra mắt dòng động cơ V-Twin đầu tiên vào năm 1909, sau khi thương hiệu này ra đời được 6 năm. Động cơ có dung tích 730cc, làm mát bằng gió và cho công suất 7 mã lực.

Harley-Davidson Motor Company cho ra mắt dòng động cơ V-Twin đầu tiên vào năm 1909, sau khi thương hiệu này ra đời được 6 năm. Động cơ có dung tích 730cc, làm mát bằng gió và cho công suất 7 mã lực.

Thế hệ thứ 2: F-Head


Dòng động cơ V-Twin tiếp theo của Harley-Davidson ra mắt năm 1911 và trở thành một trong những động cơ có tuổi thọ dài nhất, giúp HD đạt được những kết quả kinh doanh khả quan. Động cơ này được sử dụng đến tận năm 1929.

Dòng động cơ V-Twin tiếp theo của Harley-Davidson ra mắt năm 1911 và trở thành một trong những động cơ có tuổi thọ dài nhất, giúp HD đạt được những kết quả kinh doanh khả quan. Động cơ này được sử dụng đến tận năm 1929.

Thế hệ thứ 3: Flathead


Đây là dòng động cơ “tí hon” của Harley-Davidson khi chỉ có dung tích 650cc, nhưng có sức sống mãnh liệt đến mức vào năm 1973, các mẫu HD vẫn được trang bị động cơ này. Dòng Flathead vẫn sử dụng hệ thống làm mát bằng gió.

Đây là dòng động cơ “tí hon” của Harley-Davidson khi chỉ có dung tích 650cc, nhưng có sức sống mãnh liệt đến mức vào năm 1973, các mẫu HD vẫn được trang bị động cơ này. Dòng Flathead vẫn sử dụng hệ thống làm mát bằng gió.

Thế hệ thứ 4: Knucklehead


Năm 1936, Harley-Davidson giới thiệu động cơ với cụm van nằm trên đỉnh xy-lanh (overhead valve) cùng dung tích 1.000cc.

Năm 1936, Harley-Davidson giới thiệu động cơ với cụm van nằm trên đỉnh xy-lanh (overhead valve) cùng dung tích 1.000cc.

Thế hệ thứ 5: Panhead


Harley-Davidson cho ra đời dòng động cơ V-Twin thứ hai với hai loại dung tích: 1.000cc và 1.200cc vào cuối năm 1948, với một số cải tiến về thiết kế như xy-lanh làm bằng hợp kim nhôm, hệ thống thủy lực điều khiển van...; tuy nhiên, hệ thống làm mát bằng gió vẫn không thay đổi.

Harley-Davidson cho ra đời dòng động cơ V-Twin thứ hai với hai loại dung tích: 1.000cc và 1.200cc vào cuối năm 1948, với một số cải tiến về thiết kế như xy-lanh làm bằng hợp kim nhôm, hệ thống thủy lực điều khiển van...; tuy nhiên, hệ thống làm mát bằng gió vẫn không thay đổi.

Thế hệ thứ 6: Shovelhead


Dòng động cơ này chính thức thay thế cho thế hệ thứ 5 là Panhead vào năm 1966 với một loại dung tích duy nhất - 1.200cc và vẫn làm mát bằng gió.

Dòng động cơ này chính thức thay thế cho thế hệ thứ 5 là Panhead vào năm 1966 với một loại dung tích duy nhất - 1.200cc và vẫn làm mát bằng gió.

Thế hệ thứ 7: Evolution (Evo)


Năm 1984, động cơ Evolution dung tích 1.340cc được trang bị cho tất cả các mẫu Softail. Đây là dòng động cơ được nghiên cứu trong 7 năm, với sức mạnh cùng khả năng làm mát được tăng cải thiện đáng kể. Động cơ này được sản xuất đến năm 1985.

Năm 1984, động cơ Evolution dung tích 1.340cc được trang bị cho tất cả các mẫu Softail. Đây là dòng động cơ được nghiên cứu trong 7 năm, với sức mạnh cùng khả năng làm mát được tăng cải thiện đáng kể. Động cơ này được sản xuất đến năm 1985.

Thế hệ thứ 8: Twin Cam 88


Ra đời vào năm 1998 với khác biệt khá lớn về sự phong phú các dung tích động cơ so với thế hệ trước. Nếu như Evo chỉ có duy nhất dung tích 1.340cc, thì dòng Twin Cam 88 có tới 4 loại dung tích khác nhau, từ 1.450cc đến 1.800cc. Ngoài ra, thế hệ động cơ này, dù vẫn chủ yếu làm mát bằng gió nhưng trên một số dòng xe nhất định có thêm tính năng làm mát đầu nắp máy bằng dầu. Các dòng xe sử dụng động cơ này từ năm 1999 bao gồm Harley-Davidson Touring và Dyna.

Ra đời vào năm 1998 với khác biệt khá lớn về sự phong phú các dung tích động cơ so với thế hệ trước. Nếu như Evo chỉ có duy nhất dung tích 1.340cc, thì dòng Twin Cam 88 có tới 4 loại dung tích khác nhau, từ 1.450cc đến 1.800cc. Ngoài ra, thế hệ động cơ này, dù vẫn chủ yếu làm mát bằng gió nhưng trên một số dòng xe nhất định có thêm tính năng làm mát đầu nắp máy bằng dầu. Các dòng xe sử dụng động cơ này từ năm 1999 bao gồm Harley-Davidson Touring và Dyna.

Thế hệ thứ 9: Milwaukee-Eight

Đây là thế hệ V-Twin mới nhất được nâng cấp từ dòng Twin Cam 88, với 3 phiên bản động cơ trang bị cho các mẫu xe cho năm 2017 tới đây
Đây là thế hệ V-Twin mới nhất được nâng cấp từ dòng Twin Cam 88, với 3 phiên bản động cơ trang bị cho các mẫu xe cho năm 2017 tới đây

Thế hệ động cơ V-Twin mới của Harley-Davidson có ba phiên bản khác nhau. Đầu tiên là Milwaukee-Eight 107 có dung tích 1.750cc làm mát bằng không khi và dầu trang bị cho các mẫu: Street Glide, Street Glide Special, Road Glide, Road Glide Special, Electra Glide Ultra Classic, Road King và mẫu xe ba bánh Freewheeler.

Tiếp theo là động cơ Twin-Cooled Milwaukee-Eight 107 cũng với dung tích 1.750cc, làm mát bằng dung dịch và được trang bị cho các dòng Ultra Limited, Ultra Limited Low, Road Glide Ultra và mẫu xe ba bánh Tri Glide Ultra.

Và cuối cùng, cũng là động cơ lớn nhất: Twin-Cooled Milwaukee-Eight 114 có dung tích 1.870cc, làm mát bằng dung dịch, được trang bị cho các mẫu CVO Limited, CVO Street Glide touring.

Tổng hợp

Động cơ V-Twin - Niềm tự hào của Harley-Davidson - 11
Động cơ V-Twin - Niềm tự hào của Harley-Davidson - 12
Động cơ V-Twin - Niềm tự hào của Harley-Davidson - 13