Hà Nội:
Đỗ xe trái luật vì có “bùa”
Cứ vào thứ 7, chủ nhật hàng tuần, đường Nguyễn Phong Sắc, quận Cầu Giấy, Hà Nội lại bị một quân đoàn xe các “ngài” đi học tại chức đậu, đỗ ngang nhiên vi phạm pháp luật giao thông.
"Bùa" gắn trên xe nŨư thế này thì ai sẽ là người "dám" xử phạt? (Ảnh: ND)
Theo phản ánh của nhiều người dân sinh sống trong ngõ 123, đường Nguyễn Phong Sắc, thành phần tham gia lớp học này phần lớn là cán bộ của Công an Hà Nội đi học.
Thay vì để xe vào sân trường hoặc ký túc xá, các học viên ngang nhiên cho xe đỗ hàng 2 hàng 3 ngay tại vỉa hè, dưới lòng đường trái với quy định của Luật Giao thông đường bộ. Thậm chí, trước điểm dừng của xe buýt các “ngài” cũng... chᶳng tha.
Để ngang nhiên hợp thức hóa cho việc vi phạm đó, các “ngài” trước khi vào lớp không quên treo các bảng hiệu, mũ cảnh sát, bảng hiệu ra vào cơ quan… để cho người khác biết đây là xe của ai mà tránh.
DướiĠđây là những hình ảnh mà PV Báo Thanh tra đã ghi lại được quá trình các "ngài" ngồi trong lớp học nhưng vẫn vi phạm giao thông đường bộ:
Cứ cặp đôi cặp ba xe đỗ ngang nhiên
Có lúc lấn gần hết lòng đường, phần đường của các phương tiện khác khi lưu thông qua đây
Thoải mái đỗ, chen nhau đỗ
Chiếc trên vỉa hè, chiếc dưới lòng đường
ļbr>
Những chiếc mũ công an để trên xe để mọi người biết xe của ai
Không mũ thì đeo biển hiệu của cơ quan cụ thể như thế này
Không để mũ đằng sau xe thì để ở ghế lǡi đằng trước cho mọi người biết
Cả xe mang thẻ của Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài cũng tham gia vi phạm
ļp align="center">Xe đi dự lễ hội tận Cửa Lò cũng vẫn mang "bùa" về treo trên xe
Xe của Bộ Tài nguyên và Môi trường?
ļp align="center">Như thế này thì chỗ nào dành cho xe buýt?
Khiến cho cả khách chờ xe lẫn xe buýt cũng khốn khổ mỗi khi lên xuống xe vì rất nguy hiểm
Và mọi người cùng khổ Ŷì các "ngài" đã có "bùa"
Điều 18 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định Khoản 4: Người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau đây: a) łên trái đường một chiều; b) Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất; c) Trên cầu, gầm cầu vượt; d) Song song với một xe khác đang dừng, đỗ; đ) Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; e) Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5 mét tính từ mép đường giao nhau; g) Nơi dừng của xe buýt; h) Trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức; i) Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe; k) Trong phạm vi an toàn của đường sắt; l) Che khuất biển báů hiệu đường bộ. |
Theo Nam Dũng
Báo Thanh tra