Soi thực lực “đại gia” mạo hiểm nhảy vào giải cứu Usilk City

Công ty cổ phần Đầu tư Hải Phát là một trong số ít doanh nghiệp bất động sản không những trụ lại sau giai đoạn suy thoái của thị trường năm 2012-2014, mà còn ngày càng lớn mạnh, hoàn thành các dự án lớn như HP Landmark, The Pride, Khu đô thị mới Tân Tây Đô. Sau khi Hải Phát bất ngờ nhảy vào “giải cứu” dự án tai tiếng Usilk City, không ít người muốn tìm hiểu về “người hùng” thầm lặng này.

Phóng viên đã trao đổi với ông Phạm Minh Tuấn – Phó Tổng Giám đốc phụ trách Đầu tư và Kinh doanh của Hải Phát về chiến lược phát triển và triết lý kinh doanh của Tập đoàn.


Ông Phạm Minh Tuấn – Phó Tổng Giám đốc phụ trách Đầu tư và Kinh doanh của Hải Phát

Ông Phạm Minh Tuấn – Phó Tổng Giám đốc phụ trách Đầu tư và Kinh doanh của Hải Phát

Usilk City là dự án đầy tai tiếng, đã đình trệ 4-5 năm, chủ đầu tư không còn thực lực triển khai, nhiều phương án giải cứu được đưa ra nhưng đều thất bại. Tại sao Hải Phát còn mạo hiểm nhảy vào?

Ở thời kỳ thị trường bất động sản phát triển nóng, đã có không ít chủ đầu tư tham vọng thực hiện những “siêu dự án”, nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau mà dự án dang dở giữa chừng, chậm tiến độ, dừng thi công, khiến cho rất nhiều nhà đầu tư, nhiều gia đình điêu đứng theo, bộ mặt đô thị nham nhở và kéo theo những hệ lụy về mặt kinh tế - xã hội.

Siêu dự án Usilk City của chủ đầu tư Công ty cổ phần Sông Đà Thăng Long tại thời điểm ra đời cách đây 8 năm đã từng là “ông lớn” so với dự án The Pride ngay sát cạnh của Hải Phát chúng tôi. Nhưng cho đến thời điểm 2014 khi chúng tôi hoàn thành và bàn giao dự án The Pride thì Usilk City vẫn chỉ dừng lại với những cột bê tông vô hồn, một “vết sẹo” nham nhở cho trục đường Tố Hữu – Lê Văn Lương và là “ác mộng” của hơn 2000 khách hàng lỡ sa chân vào đây.

Soi thực lực “đại gia” mạo hiểm nhảy vào giải cứu Usilk City - 2

Và như một duyên nợ, Chủ tịch Đỗ Quý Hải của chúng tôi đã quyết định đầu tư vào dự án Usilk, với một tâm niệm là làm một việc tốt đời đẹp đạo, mang lại lợi ích cho cộng đồng, cho xã hội. Tòa CT2-105 của dự án đã được ký hợp đồng chuyển nhượng từ Công ty cổ phần Sông Đà Thăng Long sang Công ty cổ phần Đầu tư Hải Phát Thủ đô vào tháng 10/2015 và hiện tại đã thi công đến tầng 34-35. Bên cạnh đó, Hải Phát còn ứng tiền trước để thi công hoàn thiện các hạng mục còn lại cho 3 tòa 101, 102, 103 cụm CT1, xem xét phương án khả thi cho việc nhận chuyển nhượng tiếp tòa CT1-104.

Mặc dù vậy, vẫn có ý kiến trái chiều cả từ trong và ngoài Hải Phát, thậm chí có nhiều người nghi ngờ động cơ phía sau của việc Hải Phát “giải cứu” Usilk. Ngay cả các khách hàng mua nhà tại Usilk City – những người được hưởng lợi trực tiếp từ việc chuyển nhượng dự án – cũng từng ngần ngại, không tin tưởng. Khi có khách hàng chất vấn vấn đề này tại một cuộc họp với khách hàng tòa CT1-104 để lấy ý kiến về việc đồng thuận với việc chuyển nhượng dự án, Chủ tịch Đỗ Quý Hải chỉ trả lời giản dị rằng: Hải Phát vào dự án Usilk với một “động cơ” duy nhất, đó là “Cho đi là nhận lại”.

Nhưng Usilk City là dự án đã “chết lâm sàng”, rất khó hồi sinh và đầu tư vào đây được coi là nước cờ cực kỳ mạo hiểm. Vậy Hải Phát kỳ vọng nhận được gì từ việc hồi sinh dự án này?

Với tầm nhìn dài hạn, bằng kinh nghiệm của một chủ đầu tư đã vượt qua giai đoạn khó khăn tương tự, và với ý thức về trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp, chúng tôi quyết định lựa chọn đầu tư vào các dự án đang gặp khó khăn, đình trệ để góp một tay đưa các dự án này về đích, đồng thời cũng nhằm đạt được mục tiêu của chính mình.

Soi thực lực “đại gia” mạo hiểm nhảy vào giải cứu Usilk City - 3

“Cho đi là nhận lại” cũng chính là triết lý kinh doanh của toàn hệ thống Hải Phát. Cứ cho đi rồi sẽ được nhận lại, cho càng nhiều thì giá trị được nhận lại càng đáng quý, cho đi cũng chính là nhận lại. Với quyết tâm hoàn thành dự án Usilk, Hải Phát hy vọng có thể góp phần đưa toàn dự án về đích, đáp ứng được nhu cầu bức thiết của hàng nghìn khách hàng, giải quyết một phần nợ đọng của các ngân hàng, tổ chức tín dụng, giúp Sông Đà Thăng Long từng bước tháo gỡ khó khăn.

Đổi lại, một ngày không xa nào đó, Hải Phát sẽ được nhận lại trước hết chính là thành công về mặt thương hiệu, là một số lượng không nhỏ khách hàng tiềm năng trong tương lai, là sự tín nhiệm của các ngân hàng, tổ chức tín dụng, thêm một đối tác chiến lược Sông Đà Thăng Long, và hơn tất cả, được nhận niềm tin vào chính mình.

Mỗi điều này sẽ tích lũy dần để góp phần mang lại thành công, thành danh cho Hải Phát, giúp Hải Phát ngày một tiến gần hơn với mục tiêu: trở thành một tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản tại Việt Nam, giá trị doanh nghiệp tối thiểu đạt trên 1 tỷ USD vào năm 2030.

Mục tiêu của Hải Phát đặt ra không hề dễ dàng, khi mà bản thân Hải Phát cũng chỉ mới hồi phục lại sau giai đoạn khủng hoảng 2012-2013. Vậy ông có tự tin sẽ đạt được mục tiêu này không?

Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng đều trải qua những thăng trầm trong quá trình phát triển, nhưng ứng xử của mỗi doanh nghiệp là khác nhau và sẽ đưa đến những kết quả hoàn toàn khác.

Chủ tịch Đỗ Quý Hải thường nhắc nhở chúng tôi rằng: “Hải Phát đã từng vinh quang để tự tin hơn và cũng đã từng thất bại để học cách khiêm nhường”. Cả hệ thống Hải Phát và mỗi một cá nhân đều thấm thía một cách sâu sắc rằng: Hôm nay chúng ta đã vượt qua khó khăn, nhưng nếu nỗ lực, tâm huyết và sự tận tụy của tất cả chúng ta dừng lại, dù chỉ một chốc lát, chúng ta sẽ đối diện với khó khăn, thậm chí thất bại.

Cá nhân tôi cũng như toàn thể cán bộ nhân viên hệ thống Hải Phát đều kiên định mục tiêu mà Ban lãnh đạo đã đề ra. Chúng tôi không chỉ có tự tin mà còn có sự nỗ lực, có tinh thần cầu thị, có đủ sự tận tụy và tâm huyết, có tri thức, năng lực và đoàn kết một lòng.

Soi thực lực “đại gia” mạo hiểm nhảy vào giải cứu Usilk City - 4

Vậy theo ông, những giá trị nào của hệ thống Hải Phát đã góp phần làm nên thành công và sự khác biệt của Hải Phát trên thị trường bất động sản vốn không thiếu anh tài?

Mỗi doanh nghiệp để đi đến thành công đều phải có những thế mạnh riêng, những hướng đi riêng. Có doanh nghiệp dựa trên thế mạnh “bạo vì tiền”, có doanh nghiệp do áp dụng hệ thống quản trị khoa học, hoặc dựa trên công nghệ mới tiên tiến… Với Hải Phát, một trong những nguyên tắc hàng đầu đó là lấy nhân làm gốc.

Trong suốt chặng đường phát triển của mình, từ một doanh nghiệp vừa và nhỏ lúc mới thành lập cho đến hệ thống Hải Phát với hơn 10 đơn vị thành viên như hiện nay, Hải Phát luôn luôn đồng hành, trung thành và gắn bó với các giá trị cốt lõi, đó là “Khách hàng là trung tâm, Chất lượng là hàng đầu, Sáng tạo là động lực, Trách nhiệm là cam kết, Hiệu quả là mục tiêu”.

Mọi hành động, kế hoạch, chiến lược hay định hướng của Hải Phát đều lấy con người làm trung tâm, hướng đến con người, với mong muốn mỗi dự án, mỗi sản phẩm của Hải Phát sẽ mang đến cho xã hội những đô thị hiện đại, thân thiện môi trường, ở đó, mỗi một cư dân có một ngôi nhà mơ ước, được hưởng tiện ích cao cấp và dịch vụ hoàn hảo nhất.

Chúng tôi quan niệm, sự phát triển của doanh nghiệp sẽ mang đến cho các cổ đông và đối tác giá trị thặng dư hấp dẫn và bền vững. Mỗi quyết sách, chủ trương của Công ty sẽ mang đến cho mỗi một cán bộ, nhân viên một môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện, có thu nhập cao và cơ hội phát triển công bằng.

Có thể nói, mỗi cán bộ nhân viên Hải Phát đều ghi nhớ rằng, phải tự tin, quyết đoán, tốc độ, tận tuỵ, đồng thời luôn luôn phải biết dụng trí, giữ tín và trọng tâm. Bằng Trí, Tâm, Tín, bằng khát vọng và niềm tin, toàn thể cán bộ nhân viên Hải Phát sẽ nỗ lực và đồng lòng chung sức xây dựng, phát triển hệ thống Hải Phát trở thành một tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản tại miền Bắc và miền Trung với các sản phẩm chất lượng, thân thiện môi trường, dịch vụ hoàn hảo, tiện ích cao cấp. Chúng tôi muốn xây dựng Hải Phát trở thành thương hiệu của chất lượng và niềm tin!

PV: Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi. Chúc ông và hệ thống Hải Phát thành công!