Tỷ lệ thất nghiệp thấp: Người Việt ra sức làm thuê giá rẻ
Năng suất lao động của người Việt Nam thấp nhất Châu Á-Thái Bình Dương, bằng 1/5 so với Malaysia, 2/5 so với Thái Lan và chỉ bằng 1/15 so với Singapore.
Việt Nam thu hút doanh nghiệp dệt may, da giày sử dụng nhân công giá rẻ, không đòi hỏi tay nghề kỹ thuật cao
Đây là kết quả của nghiên cứu được thực hiện bởi Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO).
1 người Singapore làm bằng 15 người Việt?
Cụ thể, kết quả nghiên cứu của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho thấy, năng suất lao động của người Singapore năm 2013 cao gấp 15 lần năng suất lao động của người Việt Nam. Thậm chí, năng suất lao động của người Việt Nam cũng chỉ bằng 1/5 so với Malaysia và 2/5 so với Thái Lan - hai quốc gia thu nhập trung bình khác thuộc khối ASEAN.
“Nguồn lao động trẻ và dồi dào đã mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội, nhưng đáng tiếc là trình độ kỹ năng và chuyên môn thấp của người lao động lại cản trở Việt Nam nắm bắt những cơ hội không dễ dàng có được ấy”, ông Gyorgy Sziraczki, Giám đốc Văn phòng ILO tại Việt Nam nhận định.
Ngoài ra, ILO cũng cho biết, chưa đến 20% lực lượng lao động của Việt Nam được đào tạo chuyên môn và những kỹ năng được trang bị thường không phù hợp với đòi hỏi của thị trường. Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực có trình độ kỹ năng thấp nhất. Cứ 10 lao động tại đây thì chỉ một người được đào tạo.
Khảo sát về nhu cầu kỹ năng mới đây do ILO thực hiện với hơn 200 doanh nghiệp trong ngành du lịch ở miền Trung Việt Nam cũng cho thấy thực trạng tương tự. Toàn bộ chủ doanh nghiệp cho biết sinh viên tốt nghiệp các trường dạy nghề không đáp ứng yêu cầu công việc ở đơn vị của họ.
Hệ quả của thực trạng này là năng suất lao động của người Việt Nam rơi vào mức thấp nhất châu Á - Thái Bình Dương.
Thông tin trên Vnexpress, ông Cao Quang Đại, Vụ trưởng Kỹ năng nghề, Tổng cục Dạy nghề (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) bày tỏ sự lo ngại tỷ lệ thất nghiệp khi hội nhập có thể tăng lên.
“Sự cạnh tranh về việc làm sẽ rất khốc liệt khi chúng ta gia nhập AEC. Nếu người lao động không nâng cao kỹ năng có thể mất việc ngay tại ‘sân nhà’. Đây là thách thức rất lớn với công tác dạy nghề hiện nay”, ông Đại nói.
Trong khi đó, báo cáo mới đây được đưa ra bởi Viện Khoa học Lao động và Xã hội lại cho biết, tỷ lệ thất nghiệp của cả nước trong quý 2/2014 chỉ khoảng 1,84%, thấp nhất trong vòng một năm qua và Việt Nam vẫn nằm trong số quốc gia có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất thế giới.
Nền kinh tế gia công toàn diện?
Mặc dù lao động Việt Nam giá rẻ, bằng chứng là tờ The Richest từng công bố, Việt Nam trong nhóm 5 nước có giá lao động rẻ nhất thế giới với 0,39 USD/giờ nhưng một thực tế là trình độ kỹ năng và chuyên môn của lao động Việt Nam lại ở mức thấp không phù hợp với nhu cầu của thị trường mặc dù đã được đào tạo.
Một số doanh nghiệp sản xuất ô tô lớn đã bỏ Việt Nam do không không thể tìm mua các linh kiện đơn giản như ốc vít, dây diện hay đồ nhựa
Theo đó, thời gian vừa qua Việt Nam chủ yếu thu hút đầu tư ở các lĩnh vực như dệt may, da giày chủ yếu sử dụng lao động phổ thông, nhân công giá rẻ, không đòi hỏi trình độ tay nghề cao. Thậm chí sản xuất điện thoại, máy ảnh, ô tô, xe máy... cũng chủ yếu là lắp ráp, các doanh nghiệp Việt Nam chưa thể tham gia vào chuỗi sản xuất của các doanh nghiệp, tập đoàn đa quốc gia.
Cụ thể, với hàng dệt may Việt Nam đang là một trong những nước xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất thế giới, bình quân kim ngạch xuất khẩu tăng 12%/năm nhưng vẫn chủ yếu thực hiện theo hình thức gia công cho nước ngoài và xuất hàng sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu, hiệu quả xuất khẩu của ngành còn được đánh giá là rất thấp.
Theo số liệu thống kê, sau nhiều năm phát triển thì tỷ lệ làm hàng gia công của Việt Nam vẫn chiếm 70%, và như thế, doanh nghiệp chỉ nhận được 15% giá trị từ đơn hàng, nếu làm hàng FOB thì cao hơn từ 25 đến 30%. Với các nước chủ động về nguồn nguyên phụ liệu hoặc đã tham gia được vào thị trường ODM (tự thiết kế, sản xuất và bán sản phẩm) thì tỷ lệ này lên đến 40 – 50%.
Giống như dệt may, các sản phẩm giày dép xuất khẩu của Việt Nam cũng chủ yếu làm gia công cho nên giá trị gia tăng của sản phẩm thường thấp.
Cụ thể, với hàng dệt may Việt Nam đang là một trong những nước xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất thế giới, bình quân kim ngạch xuất khẩu tăng 12%/năm nhưng vẫn chủ yếu thực hiện theo hình thức gia công cho nước ngoài và xuất hàng sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu, hiệu quả xuất khẩu của ngành còn được đánh giá là rất thấp.
Theo số liệu thống kê, sau nhiều năm phát triển thì tỷ lệ làm hàng gia công của Việt Nam vẫn chiếm 70%, và như thế, doanh nghiệp chỉ nhận được 15% giá trị từ đơn hàng, nếu làm hàng FOB thì cao hơn từ 25 đến 30%. Với các nước chủ động về nguồn nguyên phụ liệu hoặc đã tham gia được vào thị trường ODM (tự thiết kế, sản xuất và bán sản phẩm) thì tỷ lệ này lên đến 40 – 50%.
Giống như dệt may, các sản phẩm giày dép xuất khẩu của Việt Nam cũng chủ yếu làm gia công cho nên giá trị gia tăng của sản phẩm thường thấp.
Theo Hà Anh/Báo Đất Việt