“Tư vấn việc làm - hoạt động cốt lõi của chính sách bảo hiểm thất nghiệp”

(Dân trí) - “Tư vấn giới thiệu việc làm là 1 trong 4 chế đô của BHTN được quy định cụ thể trong Điều 42 Luật Việc làm. Đây là chế độ cốt lõi của chính sách BHTN để nhằm sớm hỗ trợ tạo điều kiện cho người thất nghiệp có việc làm, có thu nhập ổn định cuộc sống…”.

Ông Lê Quang Trung, Cục phó, Phụ trách Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH) chia sẻ tại Chương trình Giao lưu trực tuyến giải đáp chính sách BHTN năm 2019, do Báo Dân trí và Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH) tổ chức.

Khẳng định về tính cần thiết của hoạt động, ông Lê Quang Trung cho biết: “Ngay từ khi triển khai thực hiện chính sách BHTN, Bộ LĐ-TB& XH đã xác định vị trí của chế độ này và quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ để các TT DVVL làm tốt công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho NLĐ”.

“Tư vấn việc làm - hoạt động cốt lõi của chính sách bảo hiểm thất nghiệp” - 1

Đồng thời, Bộ LĐ-TB&XH đã và đang tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến nâng cao nhận thức của NLĐ và của cả NSDLĐ, ban hành quy trình thực hiện, mô hình thực hiện, tổ chức đào tạo nhân sự làm công tác tư vấn, giới thiệu việc làm.

Về trách nhiệm triển khai, đại diện Cục Việc làm cho rằng, công tác tư vấn giới thiệu việc làm muốn đạt được hiệu quả thì thì các trung tâm GTVL phải làm rất tốt nhiệm vụ về thông tin thị trường hoạt động.

Ông Lê Quang Trung lưu ý, thông tin thị trường lao động tuy không phải là 1 chế độ của BHTN nhưng đã đặt ở 1 vị trí rất quan trọng và trước tiên trong hoạt động của TT DVVL nói chung và của việc tư vấn giới thiệu việc làm nói riêng. Bộ LĐ-TB&XH cũng thường xuyên yêu cầu các trung tâm DVVL tập trung công tác tư vấn GTVL đối với người thất nghiệp.

Nhìn lại những năm qua, các TT DVVL đã coi trọng và thường xuyên nâng cao chất lượng hoạt động, năng lực hoạt động, tư vấn giới thiệu việc làm, kết quả qua các năm ở từng trung tâm đề tăng và hiệu quả.

“Có những trung tâm DVVL nhờ vào mô hình hoạt động tổ chức tốt các khâu cung cấp thông tin thị trường tư vấn lao động tư vấn giới thiệu việc làm, qua đó giúp hàng trăm người lao động không nộp hồ sơ đề nghị hưởng TCTN mà đến ngay các doanh nghiệp, cơ quan tổ chức để kết nối việc làm. Trong đó, nhiều trường hợp  đã nhận được việc làm phù hợp” - ông Lê Quang Trung nói về giá trị của công tác tư vấn việc làm.

Có được uỷ quyền cho người khác làm thủ tục BHTN?

Bạn đọc Nguyễn Văn Thể ở Hà Tĩnh gửi câu hỏi tới chương trình: “Tuần trước tôi mới chấm dứt HĐLĐ tại một doanh nghiệp ở Hà Tĩnh. Tôi đang định đi đăng ký thủ tục ở TT DVVL thì bị tai nạn giao thông. Vậy xin hỏi, theo quy định sau nghỉ việc bao nhiêu ngày thì tôi phải tới đăng ký BHTN và nếu uỷ quyền cho con gái (trên 18 tuổi) làm hộ có được không?”

Ông Lê Quang Trung cho biết: Trước hết cũng chia sẻ với bạn về việc không may xảy ra tai nạn, chính sách BHTN được quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật việc làm: Trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ, bạn nộp hồ sơ tại TT DVVL tỉnh Hà Tĩnh. Vào thời điểm thích hợp mà bạn muốn, trong trường thời hạn 3 tháng nếu bạn muốn nhận TCTN thì bạn có thể ủy quyền cho người khác đến nộp hồ sơ theo quy định tại điểm b, khoản 2 Điều 17 Nghị định số 28 nêu trên.

Lê Mai Trang